Chi tiết khóa học

KHÓA HỌC ĐÃ KẾT THÚC

Đối tượng: Học sinh muốn đạt điểm 8-10 môn Vật lí trong kì thi THPT Quốc gia

Yêu cầu:

               - Học sinh đã nắm chắc kiến thứccác dạng bài tập cơ bản.

               - Làm đề thi THPT Quốc gia năm 2015 có bấm giờ, không khoanh bừa, được 35 câu trở lên (35/50).

Nội dung sơ lược

  •         Khóa học sẽ tập trung vào các bài toán tổng hợp kiến thức, vận dụng cao từ mức độ khá trở lên. Tập trung chủ yếu vào chương dao động cơ, sóng cơ và điện xoay chiều.
  •         Các bài tập được thầy tự sáng tác; tổng hợp có hệ thống từ tài liệu trên mạng; chọn lọc các câu phân loại từ đề thi thử của các trường có tiếng trên cả nước trong năm nay.
  •         Mỗi bài tập đều được giải và phân tích chi tiết bằng video, và sẽ nhắc lại những kiến thức cơ bản, quan trọng trong bài.
  • Chưa bài tập không chỉ đưa ra lời giải mà dạy cách tư duy.

Nội dung cụ thể 1 số phần (nội dung dự kiến, có bổ sung và điều chỉnh hợp lí):

PHẦN 1: DAO ĐỘNG CƠ

- Bài 1: Bài tập vận dụng tổng hợp các dạng toán dao động cơ của con lắc lò xo.

Phần này các em sẽ luyện tập các bài tập có sử dụng kiến thức tổng hợp: kết hợp nhiều dạng toán cơ bản vào một bài tập; vận dụng linh hoạt các kiến thức cơ bản.

- Bài 2: Bài toán 2 vật dao động

Phần này các em sẽ luyện tập các bài tập liên quan đến 2 vật dao động trong dao động cơ: (2 vật dao động theo cùng phương ngang, theo khác phương khoảng cách giữa 2 vật, các bài toán kết hợp cùng kiến thức dao động cơ 12 và chuyển động cơ học lớp 10).

- Bài 3: Con lắc dao động trong hệ quy chiếu phi quán tính

Các bài tập nâng cao về con lắc

- Bài 4: Bài toán tổng hợp về con lắc đơn

Phần này các em sẽ luyện tập các bài tập có sử dụng kiến thức tổng hợp: kết hợp nhiều dạng toán cơ bản vào một bài tập; vận dụng linh hoạt các kiến thức cơ bản: vận tốc, lực căng dây, gia tốc của con lắc đơn, con lắc đơn đặt trong trường trọng lực.

- Bài 5: Bài toán đồ thị.

PHẦN 2: SÓNG CƠ

- Bài 1: Bài toán vận dụng tổng hợp về đại cương sóng cơ

- Bài 2: Bài toán về cực trị trong giao thoa sóng

- Bài 3: Bài toán về sóng dừng, sóng âm

- Bài 4: Xử lí bài toán đồ thị liên quan đến sóng

PHẦN 3: ĐIỆN XOAY CHIỀU

- Bài 1: Bài toán vận dụng tổng hợp về các bài toán liên quan đến cực trị của các đại lượng khi R; L; C; omega biến thiên.

- Bài 2: Bài toán đồ thị

- Bài 3: Bài tập vận dụng tổng hợp về điện xoay chiều

Trong phần này, các em sẽ được làm bài tập tổng hợp về điện xoay chiều, kết hợp nhiều kiến thức cơ bản. Trong mỗi bài tập, thầy sẽ nhắc lại những kiến thức cơ bản cần thiết.

PHẦN 4: SÓNG ÁNH SÁNG

Bài toán tổng hợp số vân sáng, vân tối. Vân trùng.

PHẦN 5: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG

PHẦN 6: HẠT NHÂN, NGUYÊN TỬ

PHẦN 7: BÀI TOÁN THÍ NGHIỆM – THỰC HÀNH

Các bài toán tính sai số, cách sử dụng các dụng cụ đo, xử lí số liệu trong thí nghiệm, thực hành.

PHẦN 8: ĐỀ LUYỆN TẬP TỔNG HỢP

Đề gồm 50 câu tổng hợp tất cả các kiến thức, như 1 đề thi THPT Quốc gia nhưng mức độ khó hơn.

------------------------

Thông tin thêm về GV: Tăng Hải Tuân

- Facebook: https://www.facebook.com/tanghaituan.vlpt

- Tốt nghiệp loại Giỏi, hệ CLC Sư phạm Vật lí, trường Đại học Sư phạm Hà Nội

- 10 tuyệt đối bảo vệ khóa luận Sư phạm

- Sáng lập và điều hành Diễn đàn Vật lí phổ thông https://vatliphothong.vn

- Tác giả sách: Công phá Vật lí, Công phá Bất đẳng thức

Bình luận

Để bình luận, bạn cần đăng nhập bằng tài khoản Vted.

Đăng nhập
9.999.999đ
Vted
Xem tất cả