Trong khoá học PRO X các em đã được tiếp cận cách xác định số điểm cực trị của hàm trị tuyệt đối dựa trên cách suy đồ thị và bảng biến thiên. Ở bài viết này trình bày cho các em công thức tính nhanh:
Nội dung lý thuyết và ví dụ các bài toán trong bài viết này được trình bày tại khoá học vận dụng cao PRO XMAX
Ví dụ 1: Cho hàm số $f\left( x \right)=m{{x}^{3}}-3m{{x}^{2}}+\left( 3m-2 \right)x-m.$ Số giá trị nguyên của tham số $m\in \left[ -10;10 \right]$ để hàm số $g\left( x \right)=\left| f\left( x \right)+2 \right|$ có $5$ điểm cực trị là
A. $10.$ |
B. $11.$ |
C. $9.$ |
D. $7.$ |
Giải. Ta có $\mathbf{ycbt}\Leftrightarrow f\left( x \right)+2=0\Leftrightarrow m{{x}^{3}}-3m{{x}^{2}}+\left( 3m-2 \right)x-m+2=0$
$\Leftrightarrow \left( x-1 \right)\left[ m{{\left( x-1 \right)}^{2}}-2 \right]=0\Leftrightarrow x=1\vee m{{\left( x-1 \right)}^{2}}=2$ có 3 nghiệm phân biệt $\Leftrightarrow m>0\Rightarrow m\in \left\{ 1,...,10 \right\}.$ Chọn đáp án A.
Ví dụ 2: Cho hàm số $f\left( x \right)=\left( m-2 \right){{x}^{3}}-2\left( 2m-3 \right){{x}^{2}}+\left( 5m-3 \right)x-2m-2.$ Số giá trị nguyên dương của tham số $m$ để hàm số $g\left( x \right)=\left| f\left( x \right) \right|$ có năm điểm cực trị là
A. $3.$ |
B. $2.$ |
C. $0.$ |
D. $1.$ |
Giải. Ta có $\mathbf{ycbt}\Leftrightarrow f\left( x \right)=0\Leftrightarrow \left( m-2 \right){{x}^{3}}-2\left( 2m-3 \right){{x}^{2}}+\left( 5m-3 \right)x-2m-2=0$
$\Leftrightarrow \left( x-2 \right)\left[ \left( m-2 \right){{x}^{2}}+\left( 2-2m \right)x+m+1 \right]=0$
$ \Leftrightarrow \left[ \begin{gathered} x = 2 \hfill \\ g\left( x \right) = \left( {m - 2} \right){x^2} + \left( {2 - 2m} \right)x + m + 1 = 0 \hfill \\ \end{gathered} \right.$ có 3 nghiệm phân biệt
$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered} m - 2 \ne 0 \hfill \\ g\left( 2 \right) = 4\left( {m - 2} \right) + 2\left( {2 - 2m} \right) + m + 1 \ne 0 \hfill \\ \Delta ' = {\left( {1 - m} \right)^2} - \left( {m - 2} \right)\left( {m + 1} \right) > 0 \hfill \\ \end{gathered} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered} m \ne 2 \hfill \\ m \ne 3 \hfill \\ m < 3 \hfill \\ \end{gathered} \right. \Leftrightarrow 2 \ne m < 3 \Rightarrow m = 1.$ Chọn đáp án D.
Ví dụ 3: Gọi $S$ là tập hợp tất cả các giá trị nguyên của tham số $m$ để hàm số $y=\left| -{{x}^{3}}+3m{{x}^{2}}+3\left( 1-{{m}^{2}} \right)x+{{m}^{3}}-{{m}^{2}} \right|$ có $5$ điểm cực trị. Tổng các phần tử của $S$ bằng
A. $-2.$ |
B. $3.$ |
C. $7.$ |
D. $4.$ |
Giải. Ta có $\mathbf{ycbt}\Leftrightarrow g\left( x \right)=-{{x}^{3}}+3m{{x}^{2}}+3\left( 1-{{m}^{2}} \right)x+{{m}^{3}}-{{m}^{2}}=0$ có 3 nghiệm phân biệt (*)
Ta có ${g}'\left( x \right)=-3{{x}^{2}}+6mx+3\left( 1-{{m}^{2}} \right)=0\Leftrightarrow x=m+1;x=m-1$
Vậy $\left( * \right)\Leftrightarrow g\left( m+1 \right)g\left( m-1 \right)<0\Leftrightarrow \left( -{{m}^{2}}+3m+2 \right)\left( -{{m}^{2}}+3m-2 \right)<0$
$ \Leftrightarrow {\left( { - {m^2} + 3m} \right)^2} < 4 \Leftrightarrow - 2 < - {m^2} + 3m < 2 \Leftrightarrow \left[ \begin{gathered} 2 < m < \dfrac{{3 + \sqrt {17} }}{2} \hfill \\ \dfrac{{3 - \sqrt {17} }}{2} < m < 1 \hfill \\ \end{gathered} \right. \Rightarrow m \in \left\{ {0,3} \right\}.$ Chọn đáp án B.
Giải. Xét \[u\left( x \right)={{x}^{4}}-7{{x}^{2}}-m\left( x+3 \right)+6\Rightarrow {u}'\left( x \right)=4{{x}^{3}}-14x-m\]
\[\Rightarrow u\left( x \right)=0\Leftrightarrow m=g\left( x \right)=\dfrac{{{x}^{4}}-7{{x}^{2}}+6}{x+3};{u}'\left( x \right)=0\Leftrightarrow m=h\left( x \right)=4{{x}^{3}}-14x\]
Ta có bảng biến thiên của $g\left( x \right),h\left( x \right)$ như sau:
Hàm số \[f\left( x \right)=\left| u\left( x \right) \right|\] có đúng 3 điểm cực trị khi và chỉ khi
TH1 : ${u}'\left( x \right)$ có 1 lần đổi dấu và $u\left( x \right)$ có 2 lần đổi dấu $\Rightarrow m\in \left\{ -200,...,-139,11,...,200 \right\}.$
TH2 : ${u}'\left( x \right)$ có 3 lần đổi dấu và $u\left( x \right)$ có 0 lần đổi dấu $\Rightarrow m\in \left\{ -10,...,-7 \right\}.$
Vậy $m\in \left\{ -200,...,-139,-10,...,-7,11,...,200 \right\}.$ Có tất cả $\left( -139-\left( -200 \right)+1 \right)+\left( -7-\left( -10 \right)+1 \right)+\left( 200-11+1 \right)=256$ giá trị nguyên của $m\in \left[ -200;200 \right]$ thoả mãn. Chọn đáp án D.
A. $7.$ |
B. $6.$ |
C. $3.$ |
D. $8.$ |
Giải. Ta có $f\left( x \right)=0\Leftrightarrow x=2;x=2\pm \sqrt{3}$ và ${f}'\left( x \right)=3{{x}^{2}}-12x+9\Rightarrow {f}'\left( x \right)=0\Leftrightarrow x=1;x=3$
Xét $u\left( x \right) = f\left( {{x^2} + m - 5} \right) \Rightarrow u'\left( x \right) = 2x.f'\left( {{x^2} + m - 5} \right) \Rightarrow u'\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{gathered} x = 0 \hfill \\ {x^2} + m - 5 = 1 \hfill \\ {x^2} + m - 5 = 3 \hfill \\ \end{gathered} \right.$
Và $u\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{gathered} {x^2} + m - 5 = 2 \hfill \\ {x^2} + m - 5 = 2 - \sqrt 3 \hfill \\ {x^2} + m - 5 = 2 + \sqrt 3 \hfill \\ \end{gathered} \right.$
Hàm số $g\left( x \right)={{x}^{2}}+m-5$ có bảng biến thiên như sau:
Ta cần tìm điều kiện để tổng số lần đổi dấu của $u\left( x \right)$ và ${u}'\left( x \right)$ ít nhất bằng 7.
Tức tổng số lần đổi dấu của $g\left( x \right)-1;g\left( x \right)-3;g\left( x \right)-2;g\left( x \right)-\left( 2-\sqrt{3} \right);g\left( x \right)-\left( 2+\sqrt{3} \right)$ ít nhất bằng 6.
Vậy $m-5<2\Leftrightarrow m<7\Rightarrow m\in \left\{ 1,...,6 \right\}.$ Chọn đáp án B.
Xét $u=f({{x}^{3}})+x$ có ${u}'=0\Leftrightarrow 3{{x}^{2}}{f}'({{x}^{3}})+1=0\Leftrightarrow {f}'({{x}^{3}})=-\dfrac{1}{3{{x}^{2}}}.$ Đặt $t={{x}^{3}}\Leftrightarrow x=\sqrt[3]{t},$ phương trình trở thành: \[{f}'(t)=-\dfrac{1}{3\sqrt[3]{{{t}^{2}}}}(1).\] Xét hàm số $y=-\dfrac{1}{3\sqrt[3]{{{x}^{2}}}}$ có ${y}'=\dfrac{2}{9\sqrt[3]{{{x}^{5}}}}.$ Bảng biến thiên:
Suy ra đồ thị hàm số $y=-\dfrac{1}{3\sqrt[3]{{{x}^{2}}}}$ được vẽ cùng với đồ thị ${f}'(x)$ có dạng như hình vẽ bên:
Hai đường cong ${f}'(x)$ và $y=-\dfrac{1}{3\sqrt[3]{{{x}^{2}}}}$ cắt nhau tại hai điểm phân biệt có hoành độ $a<0<b.$ Vì vậy (1) có hai nghiệm là $t=a;t=b.$ Khi đó ${u}'=0$ có hai nghiệm $x=\sqrt[3]{a};x=\sqrt[3]{b}.$
Bảng biến thiên:
trong đó $u(0)=f(0)=0.$ Vì vậy hàm số $g(x)=\left| u \right|$ có tất cả $2+3=5$ điểm cực trị. Chọn đáp án B.
Ví dụ 3: Có bao nhiêu giá trị nguyên âm của tham số $a$ để hàm số $f\left( x \right)=\left| {{x}^{6}}+a{{x}^{3}}+48x \right|$ có đúng $3$ điểm cực trị?
Giải. Xét $u\left( x \right)={{x}^{6}}+a{{x}^{3}}+48x\Rightarrow {u}'\left( x \right)=6{{x}^{5}}+3a{{x}^{2}}+48$
$ \Rightarrow u\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{gathered} x = 0 \hfill \\ a = g\left( x \right) = - {x^3} - \dfrac{{48}}{{{x^2}}} \hfill \\ \end{gathered} \right.;u'\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow a = h\left( x \right) = - 2{x^3} - \dfrac{{16}}{{{x^2}}}$Bảng biến thiên của hai hàm số $g\left( x \right),h\left( x \right)$ như sau:
Từ bảng biến thiên của $g\left( x \right),h\left( x \right)$ suy ra ${u}'\left( x \right)$có 3 lần đổi dấu hoặc 1 lần đổi dấu; $u\left( x \right)$ có 4 lần đổi dấu hoặc 2 lần đổi dấu.
Vậy hàm số $f\left( x \right)=\left| u\left( x \right) \right|$ có đúng đúng 3 điểm cực trị khi và chỉ khi ${u}'\left( x \right)$ có 1 lần đổi dấu và $u\left( x \right)$ có 2 lần đổi dấu suy ra $a\in \left\{ -13,...,-1 \right\}.$ Chọn đáp án A.
Ví dụ 4: Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số $m$ để đồ thị hàm số $y=\left| {{x}^{4}}-2m{{x}^{2}}-3 \right|$ có đúng ba điểm cực trị $A,B,C$ và diện tích tam giác $ABC$ lớn hơn $1?$
Giải. Xét $u\left( x \right)={{x}^{4}}-2m{{x}^{2}}-3.$ Ta có $u\left( 0 \right)=-3<0.$
TH1: Nếu $u\left( x \right)$ có 3 điểm cực trị $\Leftrightarrow -2m<0$ thì $\left| u\left( x \right) \right|$ có $5$ điểm cực trị (loại).
TH2: Nếu $u\left( x \right)$ có đúng 1 điểm cực trị $\Leftrightarrow -2m\ge 0$ thì $\left| u\left( x \right) \right|$ có 3 điểm cực trị (thoả mãn).
Xét $u\left( x \right)=0\Leftrightarrow {{x}^{2}}=m+\sqrt{{{m}^{2}}+3}\Leftrightarrow x=\pm \sqrt{m+\sqrt{{{m}^{2}}+3}}$
Khi đó toạ độ các điểm cực trị là $A\left( 0;3 \right),B\left( -\sqrt{m+\sqrt{{{m}^{2}}+3}};0 \right),C\left( \sqrt{m+\sqrt{{{m}^{2}}+3}};0 \right)$
$\Rightarrow {{S}_{ABC}}=\dfrac{1}{2}BC.AO=3\sqrt{m+\sqrt{{{m}^{2}}+3}}>1.$ Kết hợp với $m\le 0$ nhận các giá trị nguyên $-13,...,0.$ Chọn đáp án A.
Ví dụ 5: Cho hàm số $f\left( x \right)={{x}^{4}}-12{{x}^{3}}+30{{x}^{2}}+\left( 4-m \right)x,$ với $m$ là tham số thực. Có bao nhiêu giá trị nguyên của $m$ để hàm số $g\left( x \right)=f\left( \left| x \right| \right)$ có đúng $7$ điểm cực trị?
Giải. Số điểm cực trị của hàm số $g\left( x \right)=f\left( \left| x \right| \right)$ bằng $2a+1=7\Leftrightarrow a=3,$ với $a$ là số điểm cực trị dương của hàm số $f\left( x \right).$
Ta tìm điều kiện để hàm số $f\left( x \right)$ có 3 điểm cực trị dương, tức là ${f}'\left( x \right)$ có 3 lần đổi dấu trên khoảng $\left( 0;+\infty \right).$
Xét phương trình ${f}'\left( x \right)=0\Leftrightarrow 4{{x}^{3}}-36{{x}^{2}}+60x+4-m=0\Leftrightarrow m=4{{x}^{3}}-36{{x}^{2}}+60x+4=h\left( x \right).$
Ta có $h'\left( x \right) = 12{x^2} - 72x + 60 \Rightarrow h'\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow x = 1;x = 5.$
Bảng biến thiên:
Vậy $4<m<32\Rightarrow m\in \left\{ 5;6;...;31 \right\}$ có tất cả 27 số nguyên. Chọn đáp án A.
Ví dụ 6: Cho hàm số $f(x)=\dfrac{1}{4}{{x}^{4}}-m{{x}^{3}}+\dfrac{3}{2}({{m}^{2}}-1){{x}^{2}}+(1-{{m}^{2}})x+2019$ với $m$ là tham số thực. Biết rằng hàm số $y=f\left( \left| x \right| \right)$ có số điểm cực trị lớn hơn 5 khi $a<{{m}^{2}}<b+2\sqrt{c}\ \ \ (a,b,c\ \in R).$ Giá trị $T=a+b+c$ bằng
Giải. Ta có ${f}'(x)={{x}^{3}}-3m{{x}^{2}}+3({{m}^{2}}-1)x+1-{{m}^{2}}$ là một đa thức bậc ba có tối đa 3 nghiệm, vì vậy hàm số $y=f\left( \left| x \right| \right)$ có số điểm cực trị lớn hơn 5 khi và chỉ khi $f(x)$ có nhiều hơn 2 điểm cực trị dương tức là ${f}'(x)=0$ có 3 nghiệm dương phân biệt.
Ta có ${f}'(x)=0\Leftrightarrow {{x}^{3}}-3m{{x}^{2}}+3({{m}^{2}}-1)x+1-{{m}^{2}}=0$ có 3 nghiệm dương phân biệt.
Xét hàm số $y={{x}^{3}}-3m{{x}^{2}}+3({{m}^{2}}-1)x+1-{{m}^{2}}$ có $y' = 0 \Leftrightarrow 3{x^2} - 6mx + 3({m^2} - 1) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{gathered} x = m - 1 \hfill \\ x = m + 1 \hfill \\ \end{gathered} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{gathered} {x_{cd}} = m - 1 \hfill \\ {x_{ct}} = m + 1 \hfill \\ \end{gathered} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{gathered} {y_{cd}} = {m^3} - {m^2} - 3m + 3 \hfill \\ {y_{ct}} = {m^3} - {m^2} - 3m - 1 \hfill \\ \end{gathered} \right..$
Do đó phương trình $y=0$ có 3 nghiệm dương phân biệt khi và chỉ khi
$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered} {x_{cd}} > 0 \hfill \\ y(0) < 0 \hfill \\ {y_{cd}}.{y_{ct}} < 0 \hfill \\ \end{gathered} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered} m - 1 > 0, \hfill \\ 1 - {m^2} < 0, \hfill \\ ({m^3} - {m^2} - 3m + 3)({m^3} - {m^2} - 3m - 1) < 0 \hfill \\ \end{gathered} \right. \Leftrightarrow \sqrt 3 < m < 1 + \sqrt 2 \Rightarrow 3 < {m^2} < 3 + 2\sqrt 2 .$
Vì vậy $a=3,b=3,c=2\Rightarrow a+b+c=3+3+2=8.$ Chọn đáp án B.
Ví dụ 7: Cho hàm số $f\left( x \right)=\dfrac{2}{5}{{x}^{5}}-\dfrac{m}{2}{{x}^{4}}+\dfrac{4\left( m+3 \right)}{3}{{x}^{3}}-\left( m+7 \right){{x}^{2}},\left( m\in \mathbb{R} \right).$ Có bao nhiêu số nguyên $m$ để hàm số $g\left( x \right)=f\left( \left| x \right| \right)$ có đúng 1 điểm cực đại?
Giải. Ta có $\underset{x\to \infty }{\mathop{\lim }}\,g\left( x \right)=+\infty \Rightarrow g\left( x \right)$ có đúng 1 điểm cực đại$\Leftrightarrow g\left( x \right)$ có đúng 3 điểm cực trị$\Leftrightarrow f\left( x \right)$ có đúng 1 điểm cực trị dương
$\Leftrightarrow {f}'\left( x \right)=2{{x}^{4}}-2m{{x}^{3}}+4\left( m+3 \right){{x}^{2}}-2\left( m+7 \right)x=2x\left( {{x}^{3}}-m{{x}^{2}}+2\left( m+3 \right)x-m-7 \right)$
$=2x\left( x-1 \right)\left( \underbrace{{{x}^{2}}+\left( 1-m \right)x+m+7}_{h\left( x \right)} \right)$ đổi dấu đúng 1 lần trên khoảng $\left( 0;+\infty \right)$
$\Leftrightarrow h\left( x \right)$ không đổi dấu trên khoảng $\left( 0;+\infty \right)$ và vì $\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,h\left( x \right)=+\infty $ nên điều kiện sẽ là
$\Leftrightarrow h\left( x \right)={{x}^{2}}+\left( 1-m \right)x+m+7\ge 0,\forall x\in \left[ 0;+\infty \right)$
$\Leftrightarrow m\left( 1-x \right)\ge -{{x}^{2}}-x-7,\forall x\in \left[ 0;+\infty \right);g\left( x \right)=\dfrac{-{{x}^{2}}-x-7}{1-x}$
$\Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered}\hfill m\ge g\left( x \right),\forall x\in \left[ 0;1 \right) \\ \hfill m\le g\left( x \right),\forall x\in \left( 1;+\infty \right) \\ \end{gathered} \right.\Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered}\hfill m\ge \underset{\left[ 0;1 \right)}{\mathop{\max }}\,g\left( x \right)=g\left( 0 \right)=-7 \\ \hfill m\le \underset{\left( 1;+\infty \right)}{\mathop{\min }}\,g\left( x \right)=g\left( 4 \right)=9 \\ \end{gathered} \right.$
Vậy $m\in \left\{ -7,...,9 \right\}.$
Chọn đáp án A.
Cách 2: TH1: ${{\Delta }_{h}}\le 0\Leftrightarrow {{\left( 1-m \right)}^{2}}-4\left( m+7 \right)\le 0\Leftrightarrow -3\le m\le 9$
TH2: ${{\Delta }_{h}}>0\Leftrightarrow m<-3\vee m>9$ điều kiện là $h\left( x \right)$ có hai nghiệm ${{x}_{1}}<{{x}_{2}}\le 0\Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered}\hfill {{\Delta }_{h}}>0 \\ \hfill S<0 \\ \hfill P\ge 0 \\ \end{gathered} \right.\Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered}\hfill m<-3\vee m>9 \\ \hfill m-1<0 \\ \hfill m+7\ge 0 \\ \end{gathered} \right.\Leftrightarrow -7\le m<-3.$
Vậy $m\in \left\{ -7,...,9 \right\}.$ Chọn đáp án A.
Giải. Xét $u\left( x \right)=15f\left( -{{x}^{4}}+2{{x}^{2}}-2 \right)-10{{x}^{6}}+30{{x}^{2}};u\left( 0 \right)=15f\left( -2 \right)=0$
Và ${u}'\left( x \right)=15\left( -4{{x}^{3}}+4x \right){f}'\left( -{{x}^{4}}+2{{x}^{2}}-2 \right)-60{{x}^{5}}+60x$
$=60x\left( -{{x}^{2}}+1 \right)\left[ {f}'\left( -{{x}^{4}}+2{{x}^{2}}-2 \right)+1+{{x}^{2}} \right]=60x\left( -{{x}^{2}}+1 \right)\left[ {f}'\left( -{{\left( {{x}^{2}}-1 \right)}^{2}}-1 \right)+1+{{x}^{2}} \right]$
Vì $-{{\left( {{x}^{2}}-1 \right)}^{2}}-1\le -1,\forall x\Rightarrow {f}'\left( -{{\left( {{x}^{2}}-1 \right)}^{2}}-1 \right)\ge 0\Rightarrow {f}'\left( -{{\left( {{x}^{2}}-1 \right)}^{2}}-1 \right)+1+{{x}^{2}}>0$
Do đó ${u}'\left( x \right)=0\Leftrightarrow x\left( -{{x}^{2}}+1 \right)=0\Leftrightarrow x=0;x=\pm 1.$
Bảng biến thiên:Suy ra $u\left( x \right)$ có 2 lần đổi dấu và có 3 điểm cực trị nên $g\left( x \right)=\left| u\left( x \right) \right|$ có tất cả 5 điểm cực trị. Chọn đáp án B.
Các em xem lại Bài giảng Số điểm cực trị hàm trị tuyệt đối khoá VDC XMAX.
A. $8$.
B. $10$.
C. $9$.
D. $7$.
Giải. Ta có bảng biến thiên của hàm số $y=f\left( x \right)$:
Xét hàm số $h\left( x \right)={{f}^{2}}\left( x \right)+4f\left( x \right)+m$.
Ta có ${h}'\left( x \right)=2{f}'\left( x \right)f\left( x \right)+4{f}'\left( x \right)=2{f}'\left( x \right)\left[ f\left( x \right)+2 \right]$.
Khi đó ${h}'\left( x \right)=0\Rightarrow 2{f}'\left( x \right)\left[ f\left( x \right)+2 \right]=0\Leftrightarrow \left[ \begin{gathered}\hfill {f}'\left( x \right)=0 \\ \hfill f\left( x \right)=-2 \\ \end{gathered} \right.\Leftrightarrow \left[ \begin{gathered}\hfill x=a;\,x=b \\ \hfill x=c\,\,\left( c\,\,\langle \,\,a \right) \\ \end{gathered} \right.$.
Vậy ${h}'\left( x \right)=0$ có $3$ nghiệm phân biệt $\Rightarrow $$h\left( x \right)$có $3$ điểm cực trị.
Xét $h\left( x \right)=0$$\Leftrightarrow {{f}^{2}}\left( x \right)+4f\left( x \right)=-m\,\,\left( * \right)$.
Để $g\left( x \right)=\left| h\left( x \right) \right|$có $5$ điểm cực trị khi và chỉ khi PT $\left( * \right)$có $2$ nghiệm đơn hoặc nghiệm bội lẻ phân biệt.
Xét hàm số $t\left( x \right)={{f}^{2}}\left( x \right)+4f\left( x \right)$.
Ta có ${t}'\left( x \right)=2.f\left( x \right).{f}'\left( x \right)+4{f}'\left( x \right)=2{f}'\left( x \right)\left[ f\left( x \right)+2 \right]$.
Khi đó ${t}'\left( x \right)=0\Leftrightarrow 2{f}'\left( x \right)\left[ f\left( x \right)+2 \right]=0\Leftrightarrow \left[ \begin{gathered}\hfill {f}'\left( x \right)=0 \\ \hfill f\left( x \right)=-2 \\ \end{gathered} \right.$$\Leftrightarrow \left[ \begin{gathered}\hfill x=a;\,x=b \\ \hfill x=c\,\,\left( c\,\,\langle \,\,a \right) \\ \end{gathered} \right.$.
Ta có $t\left( c \right)={{f}^{2}}\left( c \right)+4f\left( c \right)={{\left( -2 \right)}^{2}}-8=-4.$ $t\left( b \right)={{f}^{2}}\left( b \right)+4f\left( b \right)=5.$
Ta có bảng biến thiên của $t\left( x \right)$:
Từ YCBT $\Leftrightarrow t\left( x \right)=-m$ có hai nghiệm đơn hoặc nghiệm bội lẻ phân biệt
$\Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered}\hfill \left[ \begin{gathered}\hfill -m\ge t\left( a \right)>5 \\ \hfill -4<-m\le 5 \\ \end{gathered} \right. \\ \hfill -5\le m\le 5;\,m\in \mathbb{Z} \\ \end{gathered} \right.\Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered}\hfill \left[ \begin{gathered}\hfill m\le -t\left( a \right)<-5 \\ \hfill -4<-m\le 5 \\ \end{gathered} \right. \\ \hfill -5\le m\le 5\, \\ \end{gathered} \right.\Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered}\hfill -5\le m<4 \\ \hfill m\in \mathbb{Z} \\ \end{gathered} \right.$
$\Leftrightarrow m\in \left\{ -5;-4;-3;-2;-1;0;1;2;3 \right\}.$ Vậy có $9$ giá trị nguyên của $m$ thỏa mãn yêu cầu bài toán. Chọn đáp án C.
Bài tập tự luyện:
(a) Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số $a$ để hàm số $f\left( x \right)=\left| {{x}^{3}}+2{{x}^{2}}-ax-1 \right|$ có đúng $3$ điểm cực trị?
(b) Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số $a$ để hàm số $y=\left| {{x}^{4}}+a{{x}^{2}}-64x \right|$ có đúng $5$ điểm cực trị?
Quý thầy, cô hoặc bạn đọc muốn đóng góp tài liệu cho VTED.vn, vui lòng gửi về:
cho em xin bài tập này với thầy ơiiiiiiiiiiiiii
cho e xin file pdf với ạ
blueaquarius3001@gmail.com ạ
bị lỗi k xem đc thầy ạ
phần bài tập này ở trong bài giảng nào vậy ạ?