☑️ Kế toán - Kiểm toán là hai lĩnh vực thuộc kế toán tài chính, đều làm việc trên những con số và dữ liệu nhưng lại là hai ngành nghề với những nhiệm vụ đặc thù hoàn toàn khác biệt. Học về Kế toán là học về ba công việc cơ bản: Một là đo lường, hai là xử lý/ghi nhận và ba là truyền đạt/cung cấp dữ liệu, thông tin chính xác về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và luồng tiền tạo ra trong một đơn vị.
☑️ Kiểm toán là kiểm tra và xác nhận độ chính xác, tính trung thực của những số liệu trên, từ đó bao quát được hoạt động tài chính của doanh nghiệp để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.
Các trường đại học đào tạo chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán
❎ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1️⃣ Trường Đại học Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM)
2️⃣ Trường Đại học Tài chính - Marketing
3️⃣ Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
4️⃣ Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
5️⃣ Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ TP.HCM
6️⃣ Trường Đại học Văn Lang
7️⃣ Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM
8️⃣ Trường Đại học Hoa Sen
❎ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1️⃣ Trường Đại học Kinh tế (ĐHQG Hà Nội)
2️⃣ Học viện Ngân hàng
3️⃣ Học viện Tài chính
4️⃣ Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
5️⃣ Trường Đại học Hà Nội
6️⃣ Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
7️⃣ Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
8️⃣ Trường Đại học Thủy lợi
9️⃣ Trường Đại học Thương mại
🔟 Viện Đại học Mở Hà Nội
1️⃣1️⃣ Trường Đại học Thăng Long
Sau khi ra trường, ứng viên có bằng Kế toán - Kiểm toán có thể xin và làm việc với các nhóm việc dưới đây:
1. Nhân viên kế toán
- Thu thập thông tin về các hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh từ toàn bộ các phòng ban như Phòng kinh doanh, Bộ phận bán hàng,... ở đơn vị vào chứng từ kế toán là phiếu thu, phiếu nhập/xuất kho, hóa đơn bán hàng.
- Tổng hợp, ghi chép lại chi tiết các hoạt động tài chính vào sổ kế toán một cách chính xác và hợp lý.
- Làm báo cáo kế toán hàng tháng từ các số liệu đã ghi chép hàng ngày để gửi tới Ban lãnh đạo, từ đó có những điều chỉnh phù hợp cho hoạt động kinh doanh, đem lại những thay đổi tích cực cho doanh nghiệp.
2. Nhân viên môi giới chứng khoán
- Tìm kiếm, phát triển thị trường, khách hàng tiềm năng, duy trì mối quan hệ với các khách hàng hiện tại.
- Tư vấn cho khách hàng trong những giao dịch chứng khoán, phương thức hoạt động của thị trường chứng khoán.
- Quản lí tài khoản, thông tin khách hàng.
- Lập báo cáo phân tích thị trường, báo cáo kế hoạch kinh doanh định kì.
3. Thủ quỹ
- Thực hiện việc kiểm tra tiền mặt để phát hiện tiền giả, tính hợp pháp của chứng từ trước khi xuất, nhập tiền khỏi quỹ.
- Thanh toán tiền mặt, kiểm kê đối chiếu quỹ hàng ngày với kế toán tổng hợp, chi trả lương cho nhân viên.
- Quản lý toàn bộ tiền mặt, chìa khoá két sắt, chứng từ thu tiền.
- Phân loại đúng loại tiền, sắp xếp khoa học giúp cho việc dễ dàng nhận biết, xuất nhập tiền dễ dàng.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao từ Ban lãnh đạo.
4. Kiểm toán viên
- Kiểm toán thu - chi, sử dụng nguồn nhân lực, tài sản công ty, quy trình - chứng từ tuân thủ theo Luật nhà nước, quy chế, nội quy doanh nghiệp.
- Lập kế hoạch kiểm toán trên cơ sở phân tích mục tiêu cùng nguồn tài liệu thu thập được; kiểm tra, giám sát tiến độ và khối lượng công việc của doanh nghiệp; lưu trữ chứng từ, hồ sơ liên quan công tác .
- Ghi nhận và đề xuất hướng giải quyết cho các khó khăn, vướng mắc phát sinh với nhà thầu và các bộ phận có liên quan.
- Làm các báo cáo hàng tuần, tháng, quý, năm theo yêu cầu của Ban lãnh đạo.
5. Nhân viên phân tích dữ liệu
- Tập hợp, theo dõi, phân tích dữ liệu, đưa ra những nhận xét về tiến trình, kết quả hoạt động từ các bộ phận.
- Quản trị hệ thống phần mềm quản lý doanh nghiệp, dữ liệu khách hàng,...
- Tổng hợp các báo cáo kinh doanh để đưa ra biện pháp phù hợp giải quyết các vấn đề tồn đọng, phát sinh, từ đó nâng cao hoạt động hiệu quả kinh doanh.
- Nghiên cứu, phân tích và đánh giá thị trường, xu hướng và đối thủ.
6. Nhân viên kiểm soát nội bộ
- Kiểm soát và tổ chức hoạt động kiểm soát nội bộ, đánh giá các biện pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị.
- Giám sát và kiểm tra các hoạt động khắc phục, thay đổi và hoàn thiện của lãnh đạo các đơn vị, bộ phận đối với các vấn đề mà báo cáo kiểm soát đã có khuyến nghị.
- Lập biên bản và xử lý vi phạm đối với nhân viên dưới quyền, các phòng ban chuyên môn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm soát.
___________________________________________
👉 Tag và Share thông tin TƯ VẤN NGÀNH NGHỀ này tới các bạn của em và đón xem các số tiếp theo nhé!
Xem thêm các bài viết tư vấn hướng nghiệp khác
Quý thầy, cô hoặc bạn đọc muốn đóng góp tài liệu cho VTED.vn, vui lòng gửi về: