CHƯƠNG I. THIẾT KẾ CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TẾ
Các em xem trực tiếp tại đây:
5 1. Tình huống 1. Chiều cao cổng Acxơ 5 2. Tình huống 2. Xây dựng cây cầu 7 3. Tình huống 3. Số tiền lãng quên 10 4. Tình huống 4. Tiết kiệm mua nhà 11 5. Tình huống 5. Bài toán máy bơm 12 6. Tình huống 6. Thiết kế hộp đựng bột trẻ em 14 7. Tình huống 7. Gia công vật liệu 17 8. Tình huống 8. Bảng lương thỏa thuận 19 9. Tình huống 9. Trò chơi ô vuông bàn cờ 20 10. Tình huống 10. Xây dựng tòa tháp 22 11. Tình huống 11. Bánh pizza 23 12. Tình huống 12. Thuê xe 24 13. Tình huống 13. Hãy giúp mẹ mua thịt 27 14. Tình huống 14. Trồng cây cảnh 29 15. Tình huống 15. Cửa hàng quần áo 30 16. Tình huống 16. Tiết kiệm vật liệu 32 17. Tình huống 17. Đi taxi 34 18. Tình huống 18. Sơn tường 35 19. Tình huống 19. Bài toán điền kinh 37 20. Tình huống 20. Thời tiết 38 21. Tình huống 21. Câu lạc bộ ngoại ngữ 39 22. Tình huống 22. Cài đặt điện thoại 41 23. Tình huống 23. Tổ chức bóng đá 42 24. Tình huống 24. Vấn đề KHHGĐ 43 25. Tình huống 25. An toàn giao thông 44 26. Tình huống 26. Chọn bóng 46 27. Tình huống 27. Ước lượng sản lượng lúa trên ruộng 47 28. Tình huống 28. Trồng hoa 49 29. Tình huống 29. Trắc nghiệm khách quan 51 30. Tình huống 30. Giá trưng bày 52 31. Tình huống 31. Đội an toàn giao thông 54 32. Tình huống 32. Chạy tiếp sức 55 33. Tình huống 33. Bài toán dân số 56 34. Tình huống 34. Chơi xúc sắc 57 35. Tình huống 35. Bài toán chơi lô đề 57 36. Tình huống 36. Giá vé máy bay 58 CHƯƠNG II. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 61 I. Mục đích thực nghiệm 61 II. Nhiệm vụ thực nghiệm 61 III. Quá trình thực nghiệm 61 IV. Đánh giá thực nghiệm 63 C. PHẦN KẾT LUẬN 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO 68 PHẦN PHỤ LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Luật giáo dục năm 2005 tiếp tục xác định “ Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lí học đi đôi với hành, giáo dục phải kết hợp với lao động sản xuất, lý luận phải gắng liền với thực tiễn...” Mục tiêu của giáo dục ngày nay là đào tạo nguồn nhân lực có trình độ để phục vụ đất nước. Do vậy các kiến thức học sinh được học phải gắn liền với thực tế. Chính vì lẽ đó mà các nhà giáo dục đã không ngừng chỉnh sửa cải cách nội dung giảng dạy cho phù hợp với yêu cầu của xã hội. Đối với môn học xã hội thì các ứng dụng thực tế là rất dễ thấy. Học môn địa lý thì các em có thể hiểu vì sao có các hiện tượng ngày, đêm, mưa , gió... vì vậy rất dễ lôi cuốn sự hứng thú của học sinh. Ngược lại môn toán thì sao? Có lẽ ai đã từng hoc toán, đang học toán đều có suy nghĩ rằng toán học ngoài những phép tính đơn giản như cộng , trừ nhân chia ...thì hầu hết các kiến thức toán khác là rất trừu tượng đối với học sinh. Vì vậy việc học toán trở thành một áp lực nặng nề đối với học sinh. Họ nghĩ rằng toán học là mơ hồ xa xôi, học chỉ là học mà thôi. Học sinh học toán chỉ có một mục đích duy nhất đó là thi cử. Hình như ngoài điều đó ra các em không biết học toán để làm gì.Vì vậy họ có quyền nghi ngờ rằng liệu toán học có ứng dụng vào thực tế được không nhỉ? Sự thật là toán học có rất nhiều ứng dụng vào thực tế và nó thể hiện rất rõ trong cuộc sống hằng ngày của con người nhưng chúng ta không để ý mà thôi. Với mục đích giúp cho học sinh thấy rằng toán học là rất gần gũi với cuộc sống xung quanh, hoàn toàn rất thực tế và việc tiếp thu các kiến thức toán ở nhà trường không chỉ để thi cử mà nó còn là những công cụ đắc lực để giúp các em giải quyết các vấn đề, tình huống đơn giản trong thực tế. Chính vì lẽ đó mà tôi chọn đề tài “ ỨNG DỤNG CỦA TOÁN HỌC PHỔ THÔNG VÀO THỰC TIỄN” II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Học sinh vận dụng một số kiến thức toán vào giải quyết các tình huống thực tế III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Thiết kế các tình huống thực tế và đưa ra các phương án giải quyết các tình huống đó bằng cách sử dụng những kiến thức toán mà học sinh đã được học. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Phương pháp nghiên cứu lí luận Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Phương pháp thực nghiệm V. NỘI DUNG Chương 1: Thiết kế các tình huống thực tế. Chương 2: Thực nghiệm sư phạm
Quý thầy, cô hoặc bạn đọc muốn đóng góp tài liệu cho VTED.vn, vui lòng gửi về: