Phương pháp tìm Nguyên hàm và tính tích phân của hàm phân thức hữu tỉ


Nguyên hàm và tích phân của hàm phân thức hữu tỉ

Đó là nguyên hàm $\int{\dfrac{P(x)}{Q(x)}dx}$ hoặc tích phân $\int\limits_{a}^{b}{\dfrac{P(x)}{Q(x)}dx}$ với $P(x),Q(x)$ là các đa thức.

Trường hợp đơn giản nhất của dạng toán này là nguyên hàm$\int{\dfrac{ax+b}{cx+d}dx}$ ta phân tích tử theo mẫu như sau:

$\int{\dfrac{ax+b}{cx+d}dx}=\int{\dfrac{\dfrac{a}{c}\left( cx+d \right)+b-\dfrac{ad}{c}}{cx+d}dx}=\int{\left( \dfrac{a}{c}+\dfrac{bc-ad}{c\left( cx+d \right)} \right)dx}=\dfrac{a}{c}x+\dfrac{bc-ad}{{{c}^{2}}}\ln \left| cx+d \right|+C$

Ví dụ 1: \[\int{\dfrac{2x+1}{x-2}dx}=\int{\dfrac{2\left( x-2 \right)+5}{x-2}dx}=\int{\left( 2+\dfrac{5}{x-2} \right)dx}=2x+5\ln \left| x-2 \right|+C.\]

Ví dụ 2: $\int {\dfrac{{x + 1}}{{2x - 1}}dx} = \int {\dfrac{{\dfrac{1}{2}\left( {2x - 1} \right) + \dfrac{3}{2}}}{{2x - 1}}dx} $

$ = \int {\left( {\dfrac{1}{2} + \dfrac{3}{{2\left( {2x - 1} \right)}}} \right)dx} = \dfrac{1}{2}x + \dfrac{3}{4}\ln \left| {2x - 1} \right| + C.$

Ví dụ 3: Có bao nhiêu số thực dương $a$ để \[\int\limits_{0}^{1}{\dfrac{2x+a}{x+a}dx}=2-2a?\]

A. $2.$

B. $0.$

C. $1.$

D. $3.$

Giải. Ta có \[\int\limits_0^1 {\dfrac{{2x + a}}{{x + a}}dx} = \int\limits_0^1 {\dfrac{{2\left( {x + a} \right) - a}}{{x + a}}dx} = \int\limits_0^1 {\left( {2 - \dfrac{a}{{x + a}}} \right)dx} = \left( {2x - a\ln \left| {x + a} \right|} \right)\left| \begin{gathered} 1 \hfill \\ 0 \hfill \\ \end{gathered} \right.\]

\[=2-a\ln \left| \dfrac{a+1}{a} \right|=2-a\ln \left( \dfrac{a+1}{a} \right),\left( a>0 \right)\]

Vậy \[2-a\ln \left( \dfrac{a+1}{a} \right)=2-2a\Leftrightarrow a\left[ \ln \left( \dfrac{a+1}{a} \right)-2 \right]=0\]

\[\Leftrightarrow \ln \left( \dfrac{a+1}{a} \right)-2=0,\left( a>0 \right)\Leftrightarrow \dfrac{a+1}{a}={{e}^{2}}\Leftrightarrow a=\dfrac{1}{{{e}^{2}}-1}.\] Chọn đáp án C.

Áp dụng phương pháp tương tự như vậy cho các nguyên hàm dạng $\int{\dfrac{ax+b}{{{\left( cx+d \right)}^{n}}}dx}$

Ví dụ 4: \[\int{\dfrac{2x+1}{{{\left( x+2 \right)}^{3}}}dx}=\int{\dfrac{2\left( x+2 \right)-3}{{{\left( x+2 \right)}^{3}}}dx}=\int{\left( \dfrac{2}{{{\left( x+2 \right)}^{2}}}-\dfrac{3}{{{\left( x+2 \right)}^{3}}} \right)dx}\]

\[=-\dfrac{2}{x+2}+\dfrac{3}{2{{\left( x+2 \right)}^{2}}}+C.\]

Ví dụ 5: Có bao nhiêu số thực dương $a$ để \[\int\limits_{0}^{1}{\dfrac{x+a+1}{{{\left( x+a \right)}^{2}}}dx}=\ln \left( \dfrac{2a+2}{a} \right)?\]

A. $2.$

B. $0.$

C. $1.$

D. $3.$

Giải. Ta có \[\int\limits_{0}^{1}{\dfrac{x+a+1}{{{\left( x+a \right)}^{2}}}dx}=\int\limits_{0}^{1}{\dfrac{\left( x+a \right)+1}{{{\left( x+a \right)}^{2}}}dx}=\int\limits_{0}^{1}{\left( \dfrac{1}{x+a}+\dfrac{1}{{{\left( x+a \right)}^{2}}} \right)dx}\]

\[ = \left( {\ln \left| {x + a} \right| - \dfrac{1}{{x + a}}} \right)\left| \begin{gathered} 1 \hfill \\ 0 \hfill \\ \end{gathered} \right. = \ln \left( {\dfrac{{a + 1}}{a}} \right) - \dfrac{1}{{a + 1}} + \dfrac{1}{a},\left( {a > 0} \right)\]

Vậy \[\ln \left( \dfrac{a+1}{a} \right)-\dfrac{1}{a+1}+\dfrac{1}{a}=\ln \left( \dfrac{2a+2}{a} \right)\Leftrightarrow \dfrac{1}{a}-\dfrac{1}{a+1}=\ln 2\]

\[\Leftrightarrow \dfrac{1}{{{a}^{2}}+a}=\ln 2\Leftrightarrow {{a}^{2}}+a-\dfrac{1}{\ln 2}=0\Rightarrow 1{{n}_{0}}\text{ }a>0.\] Chọn đáp án C.

Phương pháp chung để tìm nguyên hàm và tính tích phân của hàm phân thức hữu tỉ: ta căn cứ vào bậc của tử và mẫu; cùng dạng của mẫu

*Bậc của tử lớn hơn hoặc bằng bậc của mẫu trước tiên dùng phép chia đa thức $P\left( x \right)$ chia cho $Q\left( x \right)$ ta được $P\left( x \right)=T\left( x \right)Q\left( x \right)+R\left( x \right)$ hay $\dfrac{P\left( x \right)}{Q\left( x \right)}=T\left( x \right)+\dfrac{R\left( x \right)}{Q\left( x \right)}$

Phép chia đa thức các em google xem lại kiến thức Toán 8 THCS.

Nếu chia đa thức bằng MTCT các em thực hiện như sau:

Bước 1: Nhập $\dfrac{P\left( x \right)}{Q\left( x \right)}$ và CALC với $x=1000$

Bước 2: Lấy phần nguyên của kết quả đó chính là thương $T\left( x \right)$

Bước 3: Phần dư suy từ đẳng thức $R\left( x \right)=P\left( x \right)-T\left( x \right)Q\left( x \right)$ và CALC với $x=1000$

Cách 2: Với MTCT hỗ trợ phép chia có dư (chẳng hạn 580) các em thực hiện nhanh như sau:

Bước 1: Nhập $\left( P\left( x \right) \right)\div R\left( Q\left( x \right) \right)$ và CALC với $x=1000$

Bước 2: Kết quả $T\left( x \right),R=R\left( x \right)$(phân tích ngược lại như cách trên)

*Để nhập $\div R$ các em nhấn ALPHA và dấu phân số; trong cả hai cách trên các em có thể CALC với $x=100$

Ví dụ 1: Thực hiện phép chia đa thức $\dfrac{2{{x}^{3}}-5{{x}^{2}}-x+3}{2x+1}$

Bước 1: Nhập $\dfrac{2{{x}^{3}}-5{{x}^{2}}-x+3}{2x+1}$ và CALC với $x=1000$

Bước 2: Phần nguyên của kết quả là $T\left( x \right)=997001={{10}^{6}}-3000+1={{x}^{2}}-3x+1$

Bước 3: Phần dư là $R\left( x \right)=\left( 2{{x}^{3}}-5{{x}^{2}}-x+3 \right)-\left( 2x+1 \right)\left( {{x}^{2}}-3x+1 \right)$ và CALC với $x=1000$ cho kết quả $R\left( x \right)=2$

Vậy $\dfrac{2{{x}^{3}}-5{{x}^{2}}-x+3}{2x+1}={{x}^{2}}-3x+1+\dfrac{2}{2x+1}.$

Ví dụ 2: Thực hiện phép chia đa thức $\dfrac{2{{x}^{3}}-5{{x}^{2}}-x+3}{{{x}^{2}}+2x-3}$

Bước 1: Nhập $\dfrac{2{{x}^{3}}-5{{x}^{2}}-x+3}{{{x}^{2}}+2x-3}$ và CALC với $x=1000$

Bước 2: Phần nguyên của kết quả là $T\left( x \right)=1991=2000-9=2x-9$

Bước 3: Phần dư là $R\left( x \right)=\left( 2{{x}^{3}}-5{{x}^{2}}-x+3 \right)-\left( {{x}^{2}}+2x-3 \right)\left( 2x-9 \right)$ và CALC với $x=1000$ cho kết quả $R\left( x \right)=22976=23000-24=23x-24$

Vậy $\dfrac{2{{x}^{3}}-5{{x}^{2}}-x+3}{{{x}^{2}}+2x-3}=2x-9+\dfrac{23x-24}{{{x}^{2}}+2x-3}.$

Ví dụ 3: Thực hiện phép chia đa thức $\dfrac{2{{x}^{4}}-6{{x}^{2}}+2x-1}{{{x}^{2}}-3x}$

Bước 1: Nhập $\left( 2{{x}^{4}}-6{{x}^{2}}+2x-1 \right)\div R\left( {{x}^{2}}-3x \right)$ và CALC với $x=100$

Bước 2: Kết quả $T\left( x \right)=20612=20000+600+12=2{{x}^{2}}+6x+12$ và $R\left( x \right)=3799=3800-1=38x-1$

Vậy $\dfrac{2{{x}^{4}}-6{{x}^{2}}+2x-1}{{{x}^{2}}-3x}=2{{x}^{2}}+6x+12+\dfrac{38x-1}{{{x}^{2}}-3x}.$

*Bậc của tử nhỏ hơn bậc của mẫu, thực hiện theo 3 khả năng sau:

Dạng 1: $\int\limits_{a}^{b}{\dfrac{P(x)}{\alpha (x-{{x}_{1}})(x-{{x}_{2}})...(x-{{x}_{n}})}dx}$ phân tích $\dfrac{P(x)}{\alpha (x-{{x}_{1}})(x-{{x}_{2}})...(x-{{x}_{n}})}=\dfrac{{{A}_{1}}}{x-{{x}_{1}}}+\dfrac{{{A}_{2}}}{x-{{x}_{2}}}+...+\dfrac{{{A}_{n}}}{x-{{x}_{n}}}.$

Dạng 2: $\int\limits_{a}^{b}{\dfrac{P(x)}{\alpha (x-{{x}_{1}})(x-{{x}_{2}})...{{(x-{{x}_{k}})}^{s}}...(x-{{x}_{n}})}dx}$ phân tích

$\dfrac{P(x)}{\alpha (x-{{x}_{1}})(x-{{x}_{2}})...{{(x-{{x}_{k}})}^{s}}...(x-{{x}_{n}})}=\dfrac{{{A}_{1}}}{x-{{x}_{1}}}+...\left[ \dfrac{{{A}_{k1}}}{x-{{x}_{k}}}+\dfrac{{{A}_{k2}}}{{{(x-{{x}_{k}})}^{2}}}+...+\dfrac{{{A}_{ks}}}{{{(x-{{x}_{k}})}^{s}}} \right]+...+\dfrac{{{A}_{n}}}{x-{{x}_{n}}}.$

Dạng 3: $\int\limits_{a}^{b}{\dfrac{P(x)}{\alpha (x-{{x}_{1}})(x-{{x}_{2}})...(m{{x}^{2}}+nx+p)...(x-{{x}_{n}})}dx}$ với $m\ne 0;\Delta ={{n}^{2}}-4mp<0$ phân tích

$\dfrac{P(x)}{\alpha (x-{{x}_{1}})(x-{{x}_{2}})...(m{{x}^{2}}+nx+p)...(x-{{x}_{n}})}=\dfrac{{{A}_{1}}}{x-{{x}_{1}}}+...+\left[ \dfrac{Ax+B}{m{{x}^{2}}+nx+p} \right]+...+\dfrac{{{A}_{n}}}{x-{{x}_{n}}}.$

Các hệ số trong các phân tích trên tìm ra bằng cách quy đồng rút gọn sau đó đồng nhất hệ số của ${{x}^{n}}$ hai vế hoặc chọn các giá trị của $x$ đưa về giải hệ phương trình hoặc sử dụng MTCT.

ĐẶC BIỆT: \[\dfrac{1}{(x-a)(x-b)}=\dfrac{1}{a-b}(\dfrac{1}{x-a}-\dfrac{1}{x-b});\dfrac{1}{{{x}^{2}}-{{a}^{2}}}=\dfrac{1}{2a}\left( \dfrac{1}{x-a}-\dfrac{1}{x+a} \right)\]

Xác định các hệ số trong phân tích bằng MTCT

Dạng 1: $\dfrac{P\left( x \right)}{\left( x-a \right)\left( x-b \right)}=\dfrac{A}{x-a}+\dfrac{B}{x-b}$ các hệ số $A,B$ xác định nhanh bằng MTCT như sau:

$A = \dfrac{{P(x)}}{{x - b}}\left| \begin{gathered} \hfill \\ x = a \hfill \\ \end{gathered} \right.,B = \dfrac{{P(x)}}{{x - a}}\left| \begin{gathered} \hfill \\ x = b \hfill \\ \end{gathered} \right..$

Dạng 2: $\dfrac{P(x)}{(x-a)(x-b)(x-c)}=\dfrac{A}{x-a}+\dfrac{B}{x-b}+\dfrac{C}{x-c}$ các hệ số $A,B,C$ xác định nhanh bằng MTCT như sau:

$A = \dfrac{{P(x)}}{{(x - b)(x - c)}}\left| \begin{gathered} \hfill \\ x = a \hfill \\ \end{gathered} \right.,B = \dfrac{{P(x)}}{{(x - a)(x - c)}}\left| \begin{gathered} \hfill \\ x = b \hfill \\ \end{gathered} \right.,C = \dfrac{{P(x)}}{{(x - a)(x - b)}}\left| \begin{gathered} \hfill \\ x = c \hfill \\ \end{gathered} \right..$

Dạng 3: $\dfrac{P(x)}{(x-m)(a{{x}^{2}}+bx+c)}=\dfrac{A}{x-m}+\dfrac{Bx+C}{a{{x}^{2}}+bx+c}$ các hệ số $A,B,C$ xác định nhanh bằng MTCT như sau:

$A = \dfrac{{P(x)}}{{a{x^2} + bx + c}}\left| \begin{gathered} \hfill \\ x = m \hfill \\ \end{gathered} \right.,Bx + C = \dfrac{{P(x) - A(a{x^2} + bx + c)}}{{x - m}}\left| \begin{gathered} \hfill \\ x = 1000 \hfill \\ \end{gathered} \right..$

Dạng 4: $\dfrac{P(x)}{(x-m)(x-n)(a{{x}^{2}}+bx+c)}=\dfrac{A}{x-m}+\dfrac{B}{x-n}+\dfrac{Cx+D}{a{{x}^{2}}+bx+c}$ các hệ số $A,B,C,D$ xác định nhanh bằng MTCT như sau:

$A = \dfrac{{P(x)}}{{\left( {x - n} \right)\left( {a{x^2} + bx + c} \right)}}\left| \begin{gathered} \hfill \\ x = m \hfill \\ \end{gathered} \right.,B = \dfrac{{P\left( x \right)}}{{\left( {x - m} \right)\left( {a{x^2} + bx + c} \right)}}\left| \begin{gathered} \hfill \\ x = n \hfill \\ \end{gathered} \right.$

và \[Cx + D = \dfrac{{P(x) - A\left( {x - n} \right)\left( {a{x^2} + bx + c} \right) - B\left( {x - m} \right)\left( {a{x^2} + bx + c} \right)}}{{\left( {x - m} \right)\left( {x - n} \right)}}\left| \begin{gathered} \hfill \\ x = 1000 \hfill \\ \end{gathered} \right..\]

Các nguyên hàm phân thức hữu tỉ cần ghi nhớ để áp dụng

  • $\int{\dfrac{du}{u}}=\ln \left| u \right|+C.$
  • $\int{\dfrac{1}{ax+b}dx}=\dfrac{1}{a}\ln \left| ax+b \right|+C.$
  • $\int{\dfrac{1}{{{(ax+b)}^{n}}}dx}=-\dfrac{1}{a}.\dfrac{1}{(n-1){{(ax+b)}^{n-1}}}+C.$
  • $\int{\dfrac{1}{{{x}^{2}}-{{a}^{2}}}dx}=\dfrac{1}{2a}\ln \left| \dfrac{x-a}{x+a} \right|+C.$
  • $\int{\dfrac{1}{(x-a)(x-b)}dx}=\dfrac{1}{a-b}\ln \left| \dfrac{x-a}{x-b} \right|+C.$
  • $\int{\dfrac{1}{{{x}^{2}}+{{a}^{2}}}dx}=\dfrac{1}{a}\arctan \dfrac{x}{a}+C.$
  • $\int{\dfrac{du}{{{u}^{2}}+{{a}^{2}}}}=\dfrac{1}{a}\arctan \dfrac{u}{a}+C.$
  • $\int{\dfrac{1}{{{(ax+b)}^{2}}+{{c}^{2}}}dx}=\dfrac{1}{ac}.\arctan \left( \dfrac{ax+b}{c} \right)+C.$

Các ví dụ phải sử dụng phép chia đa thức trước (bậc tử lớn hơn hoặc bằng bậc mẫu)

Ví dụ 1: Tìm nguyên hàm $\int{\dfrac{{{x}^{3}}+3x-1}{x+2}dx}$

Giải. Dùng phép chia đa thức ta có ${{x}^{3}}+3x-1=\left( {{x}^{2}}-2x+7 \right)\left( x+2 \right)-15$

$\Rightarrow \dfrac{{{x}^{3}}+3x-1}{x+2}={{x}^{2}}-2x+7-\dfrac{15}{x+2}$

$\Rightarrow \int{\dfrac{{{x}^{3}}+3x-1}{x+2}dx}=\int{\left( {{x}^{2}}-2x+7-\dfrac{15}{x+2} \right)dx}$

$=\dfrac{1}{3}{{x}^{3}}-{{x}^{2}}+7x-15\ln \left| x+2 \right|+C.$

Ví dụ 2: Tìm nguyên hàm $\int{\dfrac{{{x}^{2}}+2x-3}{x\left( x-2 \right)}dx}$

Giải. Thực hiện phép chia đa thức ta có thương và dư là $T\left( x \right)=1,R\left( x \right)=4x-3$ kết hợp với phân tích ta có:

$\dfrac{{{x}^{2}}+2x-3}{x\left( x-2 \right)}=1+\dfrac{4x-3}{x\left( x-2 \right)}=\dfrac{a}{x}+\dfrac{b}{x-2}$

$ \Rightarrow a = \dfrac{{4x - 3}}{{x - 2}}\left| \begin{gathered} \hfill \\ x = 0 \hfill \\ \end{gathered} \right. = \dfrac{3}{2};b = \dfrac{{4x - 3}}{x}\left| \begin{gathered} \hfill \\ x = 2 \hfill \\ \end{gathered} \right. = \dfrac{5}{2}$

$\Rightarrow \int{\dfrac{{{x}^{2}}+2x-3}{x\left( x-2 \right)}dx}=\int{\left[ 1+\dfrac{3}{2x}+\dfrac{5}{2\left( x-2 \right)} \right]dx}=x+\dfrac{3}{2}\ln \left| x \right|+\dfrac{5}{2}\ln \left| x-2 \right|+C.$

Đối với nguyên hàm dạng $\int{\dfrac{mx+n}{a{{x}^{2}}+bx+c}}dx,\text{ }\left( a\ne 0;\Delta ={{b}^{2}}-4ac<0 \right).$

Bước 1: Phân tích $mx+n=\dfrac{m}{2a}\left( 2ax+b \right)+n-\dfrac{bm}{2a}.$

Bước 2: Khi đó $\int{\dfrac{mx+n}{a{{x}^{2}}+bx+c}}dx=\dfrac{m}{2a}\int{\dfrac{d(a{{x}^{2}}+bx+c)}{a{{x}^{2}}+bx+c}}+\left( n-\dfrac{bm}{2a} \right)\int{\dfrac{dx}{a{{x}^{2}}+bx+c}}$ và áp dụng các nguyên hàm phía trên.

Ví dụ 1: $\int{\dfrac{2x+1}{{{x}^{2}}+1}dx}=\int{\dfrac{2x}{{{x}^{2}}+1}dx}+\int{\dfrac{1}{{{x}^{2}}+1}dx}=\ln \left( {{x}^{2}}+1 \right)+\arctan x+C.$

Ví dụ 2: $\int{\dfrac{2x+1}{{{x}^{2}}+2x+2}dx}=\int{\dfrac{\left( 2x+2 \right)-1}{{{x}^{2}}+2x+2}dx}=\int{\dfrac{2x+2}{{{x}^{2}}+2x+2}dx}-\int{\dfrac{1}{{{\left( x+1 \right)}^{2}}+{{1}^{2}}}dx}$

$=\ln \left( {{x}^{2}}+2x+2 \right)-\arctan \left( x+1 \right)+C.$

Ví dụ 3: Biết rằng \[\int\limits_{0}^{2}{\dfrac{2x+1}{(x+2)({{x}^{2}}+4)}dx}=\dfrac{1}{a}\left( b\pi -c\ln 2 \right)\] với $a,b,c$ là các số nguyên dương và $\dfrac{b}{a}$ là phân số tối giản. Giá trị của $a+b+c$ bằng

A. $37.$

B. $40.$

C. $42.$

D. $43.$

Giải. Phân tích: \[\dfrac{2x+1}{(x+2)({{x}^{2}}+4)}=\dfrac{a}{x+2}+\dfrac{bx+c}{{{x}^{2}}+4}\Leftrightarrow 2x+1=a\left( {{x}^{2}}+4 \right)+\left( bx+c \right)\left( x+2 \right).\]

Cho \[\left\{ \begin{gathered} x = 0 \Rightarrow 1 = 4a + 2c \hfill \\ x = 1 \Rightarrow 3 = 5a + 3\left( {b + c} \right) \hfill \\ x = 2 \Rightarrow 5 = 8a + 4\left( {2b + c} \right) \hfill \\ \end{gathered} \right. \Leftrightarrow (a;b;c) = \left( { - \dfrac{3}{8};\dfrac{3}{8};\dfrac{5}{4}} \right).\] Vậy

\[\begin{gathered} I = \int\limits_0^2 {\left( { - \dfrac{3}{{8(x + 2)}} + \dfrac{{3x}}{{8({x^2} + 4)}} + \dfrac{5}{{4({x^2} + 4)}}} \right)dx} \\ = \int\limits_0^2 {\left( { - \dfrac{3}{{8(x + 2)}} + \dfrac{3}{{16}}.\dfrac{{2x}}{{{x^2} + 4}} + \dfrac{5}{4}.\dfrac{1}{{{x^2} + 4}}} \right)dx} \\ = \left( { - \dfrac{3}{8}\ln \left| {x + 2} \right| + \dfrac{3}{{16}}\ln \left| {{x^2} + 4} \right| + \dfrac{5}{8}\arctan \dfrac{x}{2}} \right)\left| \begin{gathered} 2 \hfill \\ 0 \hfill \\ \end{gathered} \right. = \dfrac{1}{{32}}(5\pi - 6\ln 2) \Rightarrow a + b + c = 32 + 5 + 6 = 43. \\ \end{gathered} \]

Chọn đáp án D.

Ví dụ 4: Cho $\int\limits_{0}^{\dfrac{\sqrt{3}}{3}}{\dfrac{{{x}^{2}}}{{{x}^{4}}-1}dx}=\dfrac{1}{4}\ln \left( a-\sqrt{b} \right)+\dfrac{\pi }{c}$ với $a,b,c$ là các số nguyên dương. Giá trị của biểu thức $a+b+c$ bằng

A. $29.$

B. $19.$

C. $17.$

D. $27.$

Giải. Ta có phân tích: \[\dfrac{{{x}^{2}}}{{{x}^{4}}-1}=\dfrac{{{x}^{2}}}{(x-1)(x+1)({{x}^{2}}+1)}=\dfrac{A}{x-1}+\dfrac{B}{x+1}+\dfrac{Cx+D}{{{x}^{2}}+1}\]

trong đó \[A=\dfrac{{{x}^{2}}}{(x+1)({{x}^{2}}+1)}\left| \begin{gathered} \hfill \\ x=1 \hfill \\ \end{gathered} \right.=\dfrac{1}{4},B=\dfrac{{{x}^{2}}}{(x-1)({{x}^{2}}+1)}\left| \begin{gathered} \hfill \\ x=-1 \hfill \\ \end{gathered} \right.=-\dfrac{1}{4}\]

và \[Cx+D=\dfrac{{{x}^{2}}-\dfrac{1}{4}(x+1)({{x}^{2}}+1)+\dfrac{1}{4}(x-1)({{x}^{2}}+1)}{(x-1)(x+1)}=\dfrac{1}{2}\left( CALC\text{ }X=1000 \right)\]

Vậy \[I=\int\limits_{0}^{\dfrac{\sqrt{3}}{3}}{\left[ \dfrac{1}{4(x-1)}-\dfrac{1}{4(x+1)}+\dfrac{1}{2({{x}^{2}}+1)} \right]dx}=\left( \dfrac{1}{4}\ln \left| \dfrac{x-1}{x+1} \right|+\dfrac{1}{2}\arctan x \right)\left| \begin{gathered} \dfrac{\sqrt{3}}{3} \hfill \\ 0 \hfill \\ \end{gathered} \right.\] \[=\dfrac{1}{4}\ln \left( \dfrac{1-\dfrac{\sqrt{3}}{3}}{\dfrac{\sqrt{3}}{3}+1} \right)+\dfrac{1}{2}\left( \arctan \dfrac{\sqrt{3}}{3}-\arctan 0 \right)=\dfrac{1}{4}\ln \left( 2-\sqrt{3} \right)+\dfrac{1}{2}\left( \dfrac{\pi }{6}-0 \right)=\dfrac{1}{4}\ln \left( 2-\sqrt{3} \right)+\dfrac{\pi }{12}.\]

Vậy $a=2,b=3,c=12$ và $a+b+c=17.$ Chọn đáp án C.

Các trường hợp đặc biệt của nguyên hàm – tích phân hàm phân thức hữu tỉ

Dạng 1: $\int{\dfrac{{{\left( ax+b \right)}^{m}}}{{{\left( cx+d \right)}^{n}}}dx}$ với $m,n$ là các số nguyên dương lớn

Phương pháp chung là đổi biến $t=\dfrac{ax+b}{cx+d}$ cùng quan sát các ví dụ sau:

Ví dụ 1: Cho \[\int\limits_{0}^{1}{\dfrac{{{x}^{2023}}}{{{\left( x+2 \right)}^{2025}}}dx}=\dfrac{1}{a}{{.3}^{b}}\] với $a,\text{ }b$ là các số nguyên, $a$ và $3$ là hai số nguyên tố cùng nhau. Giá trị $a+b$ bằng

A. $2024.$

B. $0.$

C. $2022.$

D. $2023.$

Giải. Ta có $\int\limits_{0}^{1}{\dfrac{{{x}^{2023}}}{{{\left( x+2 \right)}^{2025}}}dx}=\int\limits_{0}^{1}{{{\left( \dfrac{x}{x+2} \right)}^{2023}}.\dfrac{1}{{{\left( x+2 \right)}^{2}}}dx}=\dfrac{1}{2}\int\limits_{0}^{1}{{{\left( \dfrac{x}{x+2} \right)}^{2023}}d\left( \dfrac{x}{x+2} \right)}$

$=\dfrac{1}{2}.\dfrac{1}{2024}{{\left( \dfrac{x}{x+2} \right)}^{2024}}\left| \begin{gathered}\hfill 1 \\ \hfill 0 \\ \end{gathered} \right.=\dfrac{1}{{{4048.3}^{2024}}}=\dfrac{1}{4048}{{.3}^{-2024}}\Rightarrow a+b=4048-2024=2024.$ Chọn đáp án A.

Tương tự như vậy xét ví dụ dưới đây:

Ví dụ 2: Giá trị của tích phân \[\int\limits_{1}^{2}{\dfrac{{{x}^{2019}}}{{{(1+{{x}^{2}})}^{1011}}}dx}\] bằng

A. \[\dfrac{1}{2020}\left[ {{\left( \dfrac{4}{5} \right)}^{1010}}-{{\left( \dfrac{1}{2} \right)}^{1010}} \right].\]

C. \[\dfrac{1}{2020}{{\left( \dfrac{4}{5} \right)}^{1010}}.\]

B. \[\dfrac{1}{2018}\left[ {{\left( \dfrac{4}{5} \right)}^{1009}}-{{\left( \dfrac{1}{2} \right)}^{1009}} \right].\]

D. \[\dfrac{1}{2018}{{\left( \dfrac{4}{5} \right)}^{1009}}.\].

Ta có biến đổi \[I=\int\limits_{1}^{2}{\dfrac{{{x}^{2019}}}{{{(1+{{x}^{2}})}^{1011}}}dx}=\int\limits_{1}^{2}{{{\left( \dfrac{{{x}^{2}}}{1+{{x}^{2}}} \right)}^{1009}}.\dfrac{x}{{{\left( {{x}^{2}}+1 \right)}^{2}}}dx}.\] Và \[d\left( \dfrac{{{x}^{2}}}{{{x}^{2}}+1} \right)={{\left( \dfrac{{{x}^{2}}}{{{x}^{2}}+1} \right)}^{\prime }}dx=\dfrac{2x}{{{\left( {{x}^{2}}+1 \right)}^{2}}}dx,\] Vậy \[I=\dfrac{1}{2}\int\limits_{1}^{2}{{{\left( \dfrac{{{x}^{2}}}{{{x}^{2}}+1} \right)}^{1009}}d\left( \dfrac{{{x}^{2}}}{{{x}^{2}}+1} \right)}=\dfrac{1}{2020}{{\left( \dfrac{{{x}^{2}}}{{{x}^{2}}+1} \right)}^{1010}}\left| \begin{gathered} 2 \hfill \\ 1 \hfill \\ \end{gathered} \right.=\dfrac{1}{2020}\left[ {{\left( \dfrac{4}{5} \right)}^{1010}}-{{\left( \dfrac{1}{2} \right)}^{1010}} \right].\] Chọn đáp án A.

Một số bài toán có luỹ thừa bậc cao của hàm phân thức hữu tỉ, ta chú ý các phép đổi biến hoặc đưa về biểu thức vi phân hay thực hiện phép chia cho ${{x}^{2}},{{x}^{3}},...$

Ví dụ 1: Biết $\int{\dfrac{2x+3}{x(x+1)(x+2)(x+3)+1}dx}=-\dfrac{1}{g(x)}+C.$ Tổng các nghiệm của phương trình $g(x)=0$ là

A. $1.$

B. $3.$

C. $-3.$

D. $-1.$

Giải. Các em đừng sợ nhé, đơn giản bằng biến đổi như sau:

$\begin{gathered} \int {\frac{{2x + 3}}{{x(x + 1)(x + 2)(x + 3) + 1}}dx} = \int {\frac{{2x + 3}}{{({x^2} + 3x)({x^2} + 3x + 2) + 1}}dx} = \int {\frac{{2x + 3}}{{{{({x^2} + 3x)}^2} + 2({x^2} + 3x) + 1}}dx} \\ = \int {\frac{{2x + 3}}{{{{({x^2} + 3x + 1)}^2}}}dx} = \int {\frac{1}{{{{({x^2} + 3x + 1)}^2}}}d({x^2} + 3x + 1)} = - \frac{1}{{{x^2} + 3x + 1}} + C. \\ \end{gathered} $

Vậy $g(x)={{x}^{2}}+3x+1\Rightarrow g(x)=0\Leftrightarrow x=\dfrac{-3\pm \sqrt{5}}{2}.$ Chọn đáp án C.

Ví dụ 2: Một nguyên hàm của hàm số \[f\left( x \right)=\dfrac{{{x}^{2}}+1}{{{x}^{4}}+2{{x}^{3}}-10{{x}^{2}}-2x+1}\] có dạng \[F\left( x \right)=\dfrac{a}{b}\ln \left| \dfrac{{{x}^{2}}-cx-1}{{{x}^{2}}+dx-1} \right|\], trong đó \[a,b,c,d\] là các số nguyên dương và phân số \[\dfrac{a}{b}\] tối giản. Tính \[a+b+c+d\].

A. \[24.\]

B. \[21.\]

C. \[15.\]

D. \[13.\]

Giải. Ta có $F\left( x \right)=\int{\dfrac{{{x}^{2}}+1}{{{x}^{4}}+2{{x}^{3}}-10{{x}^{2}}-2x+1}dx}=\int{\dfrac{1+\dfrac{1}{{{x}^{2}}}}{{{x}^{2}}+2x-10-\dfrac{2}{x}+\dfrac{1}{{{x}^{2}}}}dx}$

$=\int{\dfrac{1+\dfrac{1}{{{x}^{2}}}}{{{\left( x-\dfrac{1}{x} \right)}^{2}}+2\left( x-\dfrac{1}{x} \right)-8}dx}=\int{\dfrac{1}{{{\left( x-\dfrac{1}{x} \right)}^{2}}+2\left( x-\dfrac{1}{x} \right)-8}d\left( x-\dfrac{1}{x} \right)}$

$=\int{\dfrac{1}{{{t}^{2}}+2t-8}dt}=\int{\dfrac{1}{\left( t-2 \right)\left( t+4 \right)}dt}=\dfrac{1}{6}\ln \left| \dfrac{t-2}{t+4} \right|+C,\left( t=x-\dfrac{1}{x} \right)$

$=\dfrac{1}{6}\ln \left| \dfrac{x-\dfrac{1}{x}-2}{x-\dfrac{1}{x}+4} \right|+C=\dfrac{1}{6}\ln \left| \dfrac{{{x}^{2}}-2x-1}{{{x}^{2}}+4x-1} \right|+C\Rightarrow a+b+c+d=1+6+2+4=13.$

Chọn đáp án D.

Ví dụ 3: Cho $\int\limits_{1}^{\dfrac{1+\sqrt{5}}{2}}{\dfrac{{{x}^{2}}-1}{{{x}^{4}}+2{{x}^{3}}-{{x}^{2}}+2x+1}}dx=\dfrac{1}{4}\left( \ln a+\ln (\sqrt{b}-c) \right)$ với $a,b,c$ là các số nguyên dương. Giá trị của biểu thức $a+b+c$ bằng

A. $12.$

B. $11.$

C. $9.$

C. $13.$

\[\begin{gathered} \int\limits_1^{\dfrac{{1 + \sqrt 5 }}{2}} {\dfrac{{{x^2} - 1}}{{{x^4} + 2{x^3} - {x^2} + 2x + 1}}dx} = \int\limits_1^{\dfrac{{1 + \sqrt 5 }}{2}} {\dfrac{{\left( {1 - \dfrac{1}{{{x^2}}}} \right)dx}}{{{x^2} + 2x - 1 + \dfrac{2}{x} + \dfrac{1}{{{x^2}}}}}} \hfill \\ = \int\limits_1^{\dfrac{{1 + \sqrt 5 }}{2}} {\dfrac{{d\left( {x + \dfrac{1}{x}} \right)}}{{{{\left( {x + \dfrac{1}{x}} \right)}^2} + 2\left( {x + \dfrac{1}{x}} \right) - 3}} = \dfrac{1}{4}\ln \left| {\dfrac{{x + \dfrac{1}{x} - 1}}{{x + \dfrac{1}{x} + 3}}} \right|} \left| \begin{gathered} \dfrac{{1 + \sqrt 5 }}{2} \hfill \\ 1 \hfill \\ \end{gathered} \right. = \dfrac{1}{4}\left( {\ln ( - 2 + \sqrt 5 ) + \ln 5} \right). \hfill \\ \end{gathered} \] Vậy $a=5,b=5,c=2$ và $a+b+c=12.$ Chọn đáp án A.

Ví dụ 4: Tích phân bằng $\int\limits_{0}^{1}{\dfrac{{{x}^{n}}}{1+x+\dfrac{{{x}^{2}}}{2!}+\dfrac{{{x}^{3}}}{3!}+...+\dfrac{{{x}^{n}}}{n!}}dx}$ bằng

A. $(n+1)!\ln \left( 2+\dfrac{1}{2!}+\dfrac{1}{3!}+...+\dfrac{1}{n!} \right).$

C. $(n-1)!\ln \left( 2+\dfrac{1}{2!}+\dfrac{1}{3!}+...+\dfrac{1}{n!} \right).$

B. $\ln \left( 2+\dfrac{1}{2!}+\dfrac{1}{3!}+...+\dfrac{1}{n!} \right).$

D. $n!\left( 1-\ln \left( 2+\dfrac{1}{2!}+\dfrac{1}{3!}+...+\dfrac{1}{n!} \right) \right).$

Đặt \[g(x)=1+x+\dfrac{{{x}^{2}}}{2!}+\dfrac{{{x}^{3}}}{3!}+...+\dfrac{{{x}^{n}}}{n!}\Rightarrow {g}'(x)=1+x+\dfrac{{{x}^{2}}}{2!}+...+\dfrac{{{x}^{n-1}}}{(n-1)!}=g(x)-\dfrac{{{x}^{n}}}{n!}.\] Suy ra \[{{x}^{n}}=n!\left( g(x)-{g}'(x) \right).\] Vì vậy tích phân cần tính \[\begin{gathered} I = \int\limits_0^1 {\dfrac{{n!\left( {g(x) - g'(x)} \right)}}{{g(x)}}dx} = n!\int\limits_0^1 {dx} - n!\int\limits_0^1 {\dfrac{{g'(x)}}{{g(x)}}dx} \\ = n! - n!\ln \left| {g(x)} \right|\left| \begin{gathered} 1 \hfill \\ 0 \hfill \\ \end{gathered} \right. = n! - n!\ln \dfrac{{g(1)}}{{g(0)}} = n! - n!\ln \left( {2 + \dfrac{1}{{2!}} + \dfrac{1}{{3!}} + ... + \dfrac{1}{{n!}}} \right). \\ \end{gathered} \] Chọn đáp án D.

Ví dụ 5: Cho $\int\limits_{1}^{2}{\dfrac{{{x}^{3}}-x}{{{x}^{6}}+1}dx}=\dfrac{a}{b}\left( 2\ln c+\ln d-2\ln e \right)$ với $a,b$ là các số nguyên dương, $\dfrac{a}{b}$ tối giản và $c,d,e$ là các số nguyên tố. Tính $T=a+b+c+d+e.$

A. $T=25.$

B. $T=33.$

C. $T=17.$

D. $T=27.$

Giải. Ta có $\int\limits_{1}^{2}{\dfrac{{{x}^{3}}-x}{{{x}^{6}}+1}dx}=\int\limits_{1}^{2}{\dfrac{1-\dfrac{1}{{{x}^{2}}}}{{{x}^{3}}+\dfrac{1}{{{x}^{3}}}}dx}=\int\limits_{1}^{2}{\dfrac{\left( 1-\dfrac{1}{{{x}^{2}}} \right)dx}{{{\left( x+\dfrac{1}{x} \right)}^{3}}-3\left( x+\dfrac{1}{x} \right)}}.$

Đặt $t=x+\dfrac{1}{x}\Rightarrow dt=\left( 1-\dfrac{1}{{{x}^{2}}} \right)dx.$ Đổi cận $x=1\Rightarrow t=2;x=2\Rightarrow t=\dfrac{5}{2}.$

Khi đó \[I = \int\limits_2^{\dfrac{5}{2}} {\dfrac{1}{{{t^3} - 3t}}dt} = \dfrac{1}{6}\int\limits_2^{\dfrac{5}{2}} {\left( {\dfrac{{2t}}{{{t^2} - 3}} - \dfrac{2}{t}} \right)dt} = \dfrac{1}{6}\left( {\ln \left| {{t^2} - 3} \right| - 2\ln \left| t \right|} \right)\left| \begin{gathered} \dfrac{5}{2} \hfill \\ 2 \hfill \\ \end{gathered} \right. = \dfrac{1}{6}\left( {2\ln 2 + \ln 13 - 2\ln 5} \right).\]

Vậy $a=1,b=6,c=2,d=13,e=5$ và $T=1+6+2+13+5=27.$ Chọn đáp án D.

>>Xem thêm Cập nhật Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2023 môn Toán có lời giải chi tiết

Combo 4 Khoá Luyện thi THPT Quốc Gia 2023 Môn Toán dành cho teen 2K5

Bình luận

Để bình luận, bạn cần đăng nhập bằng tài khoản Vted.

Đăng nhập
Vted
Xem tất cả