Bài viết này Vted trình bày cho các em một công thức xác định nhanh toạ độ tâm của đường tròn nội tiếp tam giác trong bài toán Hình giải tích không gian Oxyz.
Chú ý với I là tâm nội tiếp tam giác ABC ta có đẳng thức véctơ sau đây:
\[BC.\overrightarrow {IA} + CA.\overrightarrow {IB} + AB.\overrightarrow {IC} = \overrightarrow 0 (*)\]
Ta đã biết điểm $I$ thoả mãn đẳng thức véctơ:
${{a}_{1}}\overrightarrow{I{{A}_{1}}}+{{a}_{2}}\overrightarrow{I{{A}_{2}}}+...+{{a}_{n}}\overrightarrow{I{{A}_{n}}}=\overrightarrow{0},\left( {{a}_{1}}+{{a}_{2}}+...+{{a}_{n}}\ne 0 \right)$
được xác định theo công thức: $\left\{ \begin{gathered} {x_I} = \dfrac{{{a_1}{x_{{A_1}}} + {a_2}{x_{{A_2}}} + ... + {a_n}{x_{{A_n}}}}}{{{a_1} + {a_2} + ... + {a_n}}} \hfill \\ {y_I} = \dfrac{{{a_1}{y_{{A_1}}} + {a_2}{y_{{A_2}}} + ... + {a_n}{y_{{A_n}}}}}{{{a_1} + {a_2} + ... + {a_n}}} \hfill \\ {z_I} = \dfrac{{{a_1}{z_{{A_1}}} + {a_2}{z_{{A_2}}} + ... + {a_n}{z_{{A_n}}}}}{{{a_1} + {a_2} + ... + {a_n}}} \hfill \\ \end{gathered} \right.$
Áp dụng vào bài toán với $I$ là tâm đường tròn nội tiếp tam giác $ABC$ thoả mãn đẳng thức (*) ta có:
\[\left\{ \begin{gathered} {x_I} = \dfrac{{BC.{x_A} + CA.{x_B} + AB.{x_C}}}{{BC + CA + AB}} \hfill \\ {y_I} = \dfrac{{BC.{y_A} + CA.{y_B} + AB.{y_C}}}{{BC + CA + AB}} \hfill \\ {z_I} = \dfrac{{BC.{z_A} + CA.{z_B} + AB.{z_C}}}{{BC + CA + AB}} \hfill \\ \end{gathered} \right..\]
Ví dụ 1: Trong không gian $Oxyz,$ cho tam giác $ABC$ với toạ độ các đỉnh $A(1;1;1),B(4;1;1),C(1;1;5).$ Tìm toạ độ điểm $I$ là tâm đường tròn nội tiếp tam giác $ABC.$
A. $I(-2;-1;-2).$
B. $I(2;-1;2).$
C. $I(2;1;2).$
D. $I(1;2;2).$
Giải. Ta có $BC=5, CA=4, AB=3$. Do đó
\[\left\{ \begin{gathered} {x_I} = \dfrac{{BC.{x_A} + CA.{x_B} + AB.{x_C}}}{{BC + CA + AB}} = \dfrac{{5.1 + 4.4 + 3.1}}{{5 + 4 + 3}} = 2 \hfill \\ {y_I} = \dfrac{{BC.{y_A} + CA.{y_B} + AB.{y_C}}}{{BC + CA + AB}} = \dfrac{{5.1 + 4.1 + 3.1}}{{5 + 4 + 3}} = 1 \hfill \\ {z_I} = \dfrac{{BC.{z_A} + CA.{z_B} + AB.{z_C}}}{{BC + CA + AB}} = \dfrac{{5.1 + 4.1 + 3.5}}{{5 + 4 + 3}} = 2 \hfill \\ \end{gathered} \right..\]
Vậy $\boxed{I(2;1;2){\text{ (C)}}}.$
Ví dụ 2: Trong không gian $Oxyz,$ cho hai điểm $A\left( 2;2;1 \right),B\left( a;b;c \right).$ Biết rằng $I\left( 0;1;1 \right)$ là tâm đường tròn nội tiếp tam giác $OAB$ và $OB=4,AB=5.$ Giá trị của $a+b+c$ bằng
A. $\dfrac{4}{3}.$ |
B. $-\dfrac{8}{3}.$ |
C. $-\dfrac{4}{3}.$ |
D. $\dfrac{8}{3}.$ |
Giải. Ta có $OB.\overrightarrow{IA}+OA.\overrightarrow{IB}+AB.\overrightarrow{IO}=\overrightarrow{0}\Leftrightarrow 4\overrightarrow{IA}+3\overrightarrow{IB}+5\overrightarrow{IO}=\overrightarrow{0}$
$\Rightarrow {{x}_{I}}=\dfrac{4{{x}_{A}}+3{{x}_{B}}+5{{x}_{O}}}{4+3+5}\Rightarrow {{x}_{B}}=\dfrac{12{{x}_{I}}-\left( 5{{x}_{O}}+4{{x}_{A}} \right)}{3}=-\dfrac{8}{3}$
Tương tự ${{y}_{B}}=\dfrac{12{{y}_{I}}-\left( 5{{y}_{O}}+4{{y}_{A}} \right)}{3}=\dfrac{4}{3};{{z}_{B}}=\dfrac{12{{z}_{I}}-\left( 5{{z}_{O}}+4{{z}_{A}} \right)}{3}=\dfrac{8}{3}\Rightarrow a+b+c=\dfrac{4}{3}.$ Chọn đáp án A.
Ví dụ 3: Trong không gian $Oxyz,$ cho hai điểm $A(2;2;1),B\left( -\dfrac{8}{3};\dfrac{4}{3};\dfrac{8}{3} \right).$ Đường thẳng đi qua tâm đường tròn nội tiếp tam giác $AOB$ và vuông góc với mặt phẳng $(AOB)$ có phương trình là
A. $\dfrac{x+1}{1}=\dfrac{y-3}{-2}=\dfrac{z+1}{2}.$ C. $\dfrac{x+\dfrac{1}{3}}{1}=\dfrac{y-\dfrac{5}{3}}{-2}=\dfrac{z-\dfrac{11}{6}}{2}.$ |
B. $\dfrac{x+1}{1}=\dfrac{y-8}{-2}=\dfrac{z-4}{2}.$ D. $\dfrac{x+\dfrac{2}{9}}{1}=\dfrac{y-\dfrac{2}{9}}{-2}=\dfrac{z+\dfrac{5}{9}}{2}.$ |
Giải. Ta có $OA=3,OB=4,AB=5.$ Do đó tâm nội tiếp $I$ của tam giác $AOB$ có toạ độ là
\[{{x}_{I}}=\dfrac{3{{x}_{B}}+4{{x}_{A}}+5{{x}_{O}}}{3+4+5}=\dfrac{-8+8+0}{12}=0\]
\[{{y}_{I}}=\dfrac{3{{y}_{B}}+4{{y}_{A}}+5{{y}_{O}}}{3+4+5}=\dfrac{4+8+0}{12}=1\]
\[{{z}_{I}}=\dfrac{3{{z}_{B}}+4{{z}_{A}}+5{{z}_{O}}}{3+4+5}=\dfrac{8+4+0}{12}=1\]
Véctơ chỉ phương của đường thẳng này là $\overrightarrow{u}=\left[ \overrightarrow{OA},\overrightarrow{OB} \right]//(1;-2;2).$
Do đó đường thẳng cần tìm là $\left\{ \begin{gathered} x=t \hfill \\ y=1-2t \hfill \\ z=1+2t \hfill \\ \end{gathered} \right.$ qua điểm $(-1;3;-1).$ Đối chiếu các đáp án chọn A.
$r=\dfrac{S}{p}=\dfrac{\dfrac{1}{2}\left| \left[ \overrightarrow{AB},\overrightarrow{AC} \right] \right|}{\dfrac{AB+BC+CA}{2}}=\dfrac{\left| \left[ \overrightarrow{AB},\overrightarrow{AC} \right] \right|}{AB+BC+CA}.$
Ví dụ 1: Trong không gian $Oxyz,$ cho $A(2;-1;6),B(-3;-1;-4),C(5;-1;0).$ Bán kính đường tròn nội tiếp tam giác $ABC$ bằng
A. $\sqrt{5}$
B. $\sqrt{3}$
C. $4\sqrt{2}$
D. $2\sqrt{5}$
Giải. Ta có $BC=\sqrt{{{8}^{2}}+{{4}^{2}}}=4\sqrt{5},CA=\sqrt{{{3}^{2}}+{{6}^{2}}}=3\sqrt{5},AB=\sqrt{{{5}^{2}}+{{10}^{2}}}=5\sqrt{5}$ nên tam giác $ABC$ vuông tại $C,$ do đó bán kính nội tiếp $r=\dfrac{S}{p}=\dfrac{CB.CA}{AB+BC+CA}=\dfrac{60}{12\sqrt{5}}=\sqrt{5}.$ Chọn đáp án A.
Tự luyện:
Câu 1. Trong không gian $Oxyz,$ cho ba điểm $A\left( -1;0;0 \right),B\left( 5;0;0 \right),C\left( 2;0;4 \right).$ Xác định toạ độ tâm đường tròn nội tiếp tam giác $ABC$ và tính bán kính đường tròn nội tiếp tam giác $ABC.$
Đáp án: $I\left( 2;0;\dfrac{3}{2} \right),r=\dfrac{3}{2}.$
Câu 2: Trong không gian \[Oxyz\] cho 3 điểm \[A\left( -3;1;0 \right)\], \[B\left( -6;1;4 \right)\], \[C\left( -3;13;0 \right)\]. Bán kính \[r\] của đường tròn nội tiếp tam giác \[ABC\] bằng
A. \[2.\] |
B. \[\dfrac{3}{2}.\] |
C. \[\dfrac{5}{2}.\] |
D. \[3.\] |
Quý thầy, cô hoặc bạn đọc muốn đóng góp tài liệu cho VTED.vn, vui lòng gửi về: