[Vted.vn] - Đường thẳng qua hai điểm cực trị của đồ thị hàm phân thức bậc hai trên bậc nhất và hàm phân thức bậc hai trên bậc hai


Khi đồ thị của các hàm số phân thức bậc hai trên bậc nhất và hàm phân thức bậc hai trên bậc hai có hai điểm cực trị thì phương trình đường thẳng qua hai điểm cực trị đó là: 

Công thức 1: Phương trình đường thẳng qua hai điểm cực trị của đồ thị hàm phân thức bậc hai trên bậc nhất

Đường thẳng qua hai điểm cực trị của đồ thị hàm số $y=\dfrac{a{{x}^{2}}+bx+c}{mx+n}$ là

$y=\dfrac{{{\left( a{{x}^{2}}+bx+c \right)}^{\prime }}}{{{\left( mx+n \right)}^{\prime }}}=\dfrac{2ax+b}{m}.$

Chứng minh:

Đặt $u(x)=a{{x}^{2}}+bx+c;v(x)=mx+n$ ta có $y=\dfrac{u(x)}{v(x)}\Rightarrow {y}'=\dfrac{{u}'(x).v(x)-{v}'(x).u(x)}{{{[v(x)]}^{2}}}.$

Toạ độ hai điểm cực trị là $A({{x}_{1}};{{y}_{1}}),B({{x}_{2}};{{y}_{2}})$ thì ${{x}_{1}},{{x}_{2}}$ là hai nghiệm phân biệt của phương trình ${y}'=0\Leftrightarrow {u}'(x).v(x)-{v}'(x).u(x)=0\Leftrightarrow \dfrac{u(x)}{v(x)}=\dfrac{{u}'(x)}{{v}'(x)}.$

Do đó ${{y}_{1}}=\dfrac{u({{x}_{1}})}{v({{x}_{1}})}=\dfrac{{u}'({{x}_{1}})}{{v}'({{x}_{1}})}=\dfrac{2a{{x}_{1}}+b}{m};{{y}_{2}}=\dfrac{u({{x}_{2}})}{v({{x}_{2}})}=\dfrac{{u}'({{x}_{2}})}{{v}'({{x}_{2}})}=\dfrac{2a{{x}_{2}}+b}{m}.$

Điều đó chứng tỏ đường thẳng qua hai điểm cực trị này là $y=\dfrac{2ax+b}{m}.$

Note: Vậy để viết phương trình đường thẳng qua hai điểm cực trị của đồ thị hàm phân thức bậc hai trên bậc nhất các em lấy đạo hàm tử chia cho đạo hàm mẫu.

>>Kinh nghiệm xử lí yêu cầu hai điểm cực trị của đồ thị hàm bậc ba nằm về cùng một phía hoặc hai phía khác nhau đối với trục hoành

Công thức 2: Phương trình đường thẳng qua hai điểm cực trị của đồ thị hàm phân thức bậc hai trên bậc hai

Đường thẳng qua hai điểm cực trị của đồ thị hàm số $y=\dfrac{a{{x}^{2}}+bx+c}{m{{x}^{2}}+nx+p}$ là

$y=\dfrac{2(an-bm)x+bn-4cm}{{{n}^{2}}-4pm}.$  

>>Xem thêm Một cách giải quyết với bài toán Hai điểm cực trị của đồ thị hàm đa thức bậc ba nằm phác phía với trục hoành - Thầy Đặng Thành Nam

>>Xem thêm Điểm cực trị của đồ thị hàm phân thức bậc hai/bậc nhất luôn thuộc một parabol cố định

>>Xem thêm Đường thẳng qua hai điểm cực trị của đồ thị hàm phân thức bậc hai trên bậc nhất và hàm phân thức bậc hai trên bậc hai

>>Xem thêm Phương trình đường thẳng nối hai điểm cực trị của đồ thị hàm đa thức bậc ba

Ví dụ 1: Biết rằng hàm số $f(x)=\dfrac{{{x}^{2}}-2x+m}{{{x}^{2}}+2}$ có hai điểm cực trị ${{x}_{1}},{{x}_{2}}.$ Khi đó $k=\dfrac{f({{x}_{1}})-f({{x}_{2}})}{{{x}_{1}}-{{x}_{2}}}$ bằng

Hai điểm cực trị của đồ thị hàm số cùng thuộc đường cong $y=\dfrac{{{\left( {{x}^{2}}-2x+m \right)}^{\prime }}}{{{\left( {{x}^{2}}+2 \right)}^{\prime }}}=\dfrac{2x-2}{2x}$ và ${{x}_{1}},{{x}_{2}}$ là nghiệm của phương trình ${f}'(x)=0\Leftrightarrow \dfrac{(2x-2)({{x}^{2}}+2)-2x({{x}^{2}}-2x+m)}{{{({{x}^{2}}+2)}^{2}}}=0\Leftrightarrow {{x}^{2}}+(2-m)x-2=0.$

Chọn k sao cho $2x-2+k({{x}^{2}}+(2-m)x-2)=0$ có nghiệm $x=0\Leftrightarrow -2-2k=0\Leftrightarrow k=-1.$

Khi đó   $y=\dfrac{2x-2-({{x}^{2}}+(2-m)x-2)}{2x}=\dfrac{-x+m}{2}$ là đường thẳng qua hai điểm cực trị. Vì vậy $\dfrac{f({{x}_{1}})-f({{x}_{2}})}{{{x}_{1}}-{{x}_{2}}}={{k}_{d}}=-\dfrac{1}{2}.$ Chọn đáp án D.

Ví dụ 2: Gọi$S$ là tập hợp tất cả các giá trị thực của tham số $m$ để đồ thị hàm số $y=\dfrac{{{x}^{2}}+mx+2m}{x+1}$ có hai điểm cực trị $A,B$ sao cho tam giác $OAB$ vuông tại $O.$ Tổng các phần tử của $S$ bằng

A. $9.$

B. $1.$

C. $4.$

D. $5.$

Có ${y}'=0\Leftrightarrow \dfrac{{{x}^{2}}+2x-m}{{{(x+1)}^{2}}}=0\Leftrightarrow {{x}^{2}}+2x-m=0.$

Điều kiện để hàm số có hai điểm cực trị là phương trình ${y}'=0$ có hai nghiệm phân biệt ${{x}_{1}},{{x}_{2}}\ne -1$ tức là $\left\{ \begin{array}{l} \Delta ' = 1 + m > 0\\ {( - 1)^2} + 2( - 1) - m \ne 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} m > - 1\\ m \ne - 1 \end{array} \right. \Leftrightarrow m > - 1.$ Vi – ét có ${{x}_{1}}+{{x}_{2}}=-2;{{x}_{1}}{{x}_{2}}=-m.$

Đường thẳng qua hai điểm cực trị là $y=\frac{{{\left( {{x}^{2}}+mx+2m \right)}^{\prime }}}{{{\left( x+1 \right)}^{\prime }}}=2x+m\Rightarrow A({{x}_{1}};2{{x}_{1}}+m),B({{x}_{2}};2{{x}_{2}}+m).$

Vì vậy tam giác $OAB$ vuông tại $O$ nên

$\begin{array}{l} \overrightarrow {OA} .\overrightarrow {OB} = 0 \Leftrightarrow {x_1}{x_2} + (2{x_1} + m)(2{x_2} + m) = 0\\ \Leftrightarrow 5{x_1}{x_2} + 2m({x_1} + {x_2}) + {m^2} = 0 \Leftrightarrow - 5m - 4m + {m^2} = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} m = 0\\ m = 9 \end{array} \right.. \end{array}$ Chọn đáp án A.

>>Xem thêm Cập nhật Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2023 môn Toán có lời giải chi tiết

Combo 4 Khoá Luyện thi THPT Quốc Gia 2023 Môn Toán dành cho teen 2K5

>>Xem thêm [Vted.vn] - Công thức giải nhanh Hình phẳng toạ độ Oxy

>>Xem thêm [Vted.vn] - Công thức giải nhanh hình toạ độ Oxyz

>>Xem thêm Các bất đẳng thức cơ bản cần nhớ áp dụng trong các bài toán giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất

 

Bình luận

Để bình luận, bạn cần đăng nhập bằng tài khoản Vted.

Đăng nhập
Đã ghim
TTT [53945] Đã mua 1 khóa học

tại s có ct 2 v ạ

 

0
Đã ghim
Vũ Anh Nam [65809] Đã mua 2 khóa học

tải xuống đc k ạ 

 

0
Vted
Xem tất cả