Ví dụ 1:Giải phương trình ${{3}^{x}}+{{4}^{x}}={{5}^{x}}.$
Giải. Phương trình tương đương với: ${{\left( \frac{3}{5} \right)}^{x}}+{{\left( \frac{4}{5} \right)}^{x}}=1\Leftrightarrow {{\left( \frac{3}{5} \right)}^{x}}+{{\left( \frac{4}{5} \right)}^{x}}-1=0.$
Hàm số $f(x)={{\left( \frac{3}{5} \right)}^{x}}+{{\left( \frac{4}{5} \right)}^{x}}-1$ nghịch biến trên $\mathbb{R}$ và $f(2)=0$ do đó phương trình có nghiệm duy nhất $x=2.$
Ví dụ 2: Giải phương trình ${{3}^{x}}=\left| {{5}^{x}}-2 \right|.$
Giải. Phương trình tương đương với: $\left[ \begin{gathered} {5^x} - 2 = {3^x} \hfill \\ {5^x} - 2 = - {3^x} \hfill \\ \end{gathered} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{gathered} 2 + {3^x} = {5^x} \hfill \\ {5^x} + {3^x} = 2 \hfill \\ \end{gathered} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{gathered} 2{\left( {\frac{1}{5}} \right)^x} + {\left( {\frac{3}{5}} \right)^x} - 1 = 0 \hfill \\ {5^x} + {2^x} = 2 \hfill \\ \end{gathered} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{gathered} x = 1 \hfill \\ x = 0 \hfill \\ \end{gathered} \right..$
Ví dụ 3: Giải phương trình ${{3}^{x}}+{{2}^{x}}=3x+2.$
Giải. Phương trình tương đương với: ${{3}^{x}}+{{2}^{x}}-3x-2=0.$
Xét hàm số $y={{3}^{x}}+{{2}^{x}}-3x-2$ ta có ${y}'={{3}^{x}}\ln 3+{{3}^{x}}\ln 2-3;{y}''={{3}^{x}}{{\ln }^{2}}3+{{2}^{x}}{{\ln }^{2}}2>0,\forall x.$
Do đó ${y}'=0$ có tối đa một nghiệm và vì vậy $y=0$ có tối đa hai nghiệm.
Nhận thấy $x=0;x=1$ là nghiệm, do đó phương trình chỉ có hai nghiệm là $x=0;x=1.$
Ví dụ 4: Giải phương trình ${{3}^{2x+1}}=6{{x}^{2}}+7x+2+(3x+1){{3}^{x}}.$
Giải. Phương trình tương đương với:
$\begin{gathered} {3.9^x} - (3x + 1){3^x} - 6{x^2} - 7x - 2 = 0 \hfill \\ \Leftrightarrow ({3^x} - 2x - 1)({3^{x + 1}} + 3x + 2) = 0 \hfill \\ \Leftrightarrow \left[ \begin{gathered} {3^x} - 2x - 1 = 0 \hfill \\ {3^{x + 1}} + 3x + 2 = 0 \hfill \\ \end{gathered} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{gathered} x = 0;x = 1 \hfill \\ x = - 1 \hfill \\ \end{gathered} \right.. \hfill \\ \end{gathered} $
Ví dụ 5: Giải phương trình ${{4}^{x}}=\dfrac{5x+3}{5x-3}.$
Giải. Phương trình tương đương với: ${{4}^{x}}-\dfrac{5x+3}{5x-3}=0.$
Xét hàm số $y={{4}^{x}}-\dfrac{5x+3}{5x-3},$ ta có ${y}'={{4}^{x}}\ln 4+\dfrac{30}{{{(5x-3)}^{2}}}>0,\forall x\ne \dfrac{3}{5}.$
Hàm số đồng biến trên mỗi khoảng $\left( -\infty ;\dfrac{3}{5} \right);\left( \dfrac{3}{5};+\infty \right).$ Do đó trên mỗi khoảng này phương trình có tối đa một nghiệm. Nhận thấy $x=-1;x=1$ thoả mãn. Vậy phương trình chỉ có hai nghiệm là $x=-1;x=1.$
Ví dụ 6: Giải phương trình $(2-x)(1+{{3}^{x}})=4.$
Giải. Phương trình tương đương với: $2-x=\frac{4}{1+{{3}^{x}}}\Leftrightarrow x+\frac{4}{{{3}^{x}}+1}-2=0.$
Xét hàm số $y=x+\frac{4}{{{3}^{x}}+1}-2,$ ta có
\[\begin{gathered} y' = 1 - \frac{{{{4.3}^x}\ln 3}}{{{{({3^x} + 1)}^2}}};y' = 0 \Leftrightarrow {({3^x} + 1)^2} - (4\ln 3){3^x} = 0 \hfill \\ \Leftrightarrow {3^{2x}} + (2 - 4\ln 3){3^x} + 1 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{gathered} {3^x} \approx 0,54 \hfill \\ {3^x} \approx 1,85 \hfill \\ \end{gathered} \right.. \hfill \\ \end{gathered} \]
Do đó ${y}'=0$ có hai nghiệm, do đó $y=0$ có tối đa ba nghiệm.
Nhận thấy $x=0;x=-1;x=1$ thoả mãn. Vậy phương trình chỉ có ba nghiệm $x=0;x=-1;x=1.$
Ví dụ 7: Giải phương trình ${{\log }_{5}}\left| {{x}^{2}}-\sqrt{3}x \right|={{\log }_{7}}({{x}^{2}}-\sqrt{3}x+2).$
Giải. Phương trình tương đương với:
$\begin{gathered} {\log _5}\left| {{x^2} - \sqrt 3 x} \right| = {\log _7}({x^2} - \sqrt 3 x + 2) = t \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered} \left| {{x^2} - \sqrt 3 x} \right| = {5^t} \hfill \\ {x^2} - \sqrt 3 x + 2 = {7^t} \hfill \\ \end{gathered} \right. \hfill \\ \Rightarrow \left| {{7^t} - 2} \right| = {5^t} \Leftrightarrow \left[ \begin{gathered} {7^t} - 2 = {5^t} \hfill \\ {7^t} - 2 = - {5^t} \hfill \\ \end{gathered} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{gathered} 2{\left( {\frac{1}{7}} \right)^t} + {\left( {\frac{5}{7}} \right)^t} = 1 \hfill \\ {7^t} + {5^t} - 2 = 0 \hfill \\ \end{gathered} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{gathered} t = 1 \hfill \\ t = 0 \hfill \\ \end{gathered} \right.. \hfill \\ \end{gathered} $
Vậy $\left[ \begin{gathered} {x^2} - \sqrt 3 x = - 1 \hfill \\ {x^2} - \sqrt 3 x = 5 \hfill \\ \end{gathered} \right. \Leftrightarrow {x^2} - \sqrt 3 x - 5 = 0 \Leftrightarrow x = \frac{{\sqrt 3 \pm \sqrt {23} }}{2}.$
Ví dụ 8: Giải phương trình $\ln \left( \frac{{{x}^{2}}+1}{2{{x}^{2}}-3x-1} \right)=4{{x}^{2}}-12x-8.$
Giải. Phương trình tương đương với:
$\begin{gathered} \ln ({x^2} + 1) - \ln (2{x^2} - 3x - 1) = 4{x^2} - 12x - 8 \hfill \\ \Leftrightarrow \ln ({x^2} + 1) + 4({x^2} + 1) = \ln (2{x^2} - 3x - 1) + 4(2{x^2} - 3x - 1) \hfill \\ \Leftrightarrow {x^2} + 1 = 2{x^2} - 3x - 1 \Leftrightarrow {x^2} - 3x - 2 = 0 \Leftrightarrow x = \frac{{3 \pm \sqrt {17} }}{2}. \hfill \\ \end{gathered} $
Ví dụ 9: Giải phương trình \[{{5}^{x}}=20{{\log }_{5}}(20x-15)-15.\]
Giải. Đặt $t={{\log }_{5}}(20x-15)\Leftrightarrow 20x-15={{5}^{t}}\Leftrightarrow -15={{5}^{t}}-20x,$ phương trình trở thành:
${{5}^{x}}=20t+({{5}^{t}}-20x)\Leftrightarrow {{5}^{x}}+20={{5}^{t}}+20t\Leftrightarrow t=x.$
Do đó ${{5}^{x}}-20x+15=0\Leftrightarrow x=1;x=2.$
Ví dụ 10: Giải phương trình ${{3}^{x}}=2{{x}^{2}}+1.$
Giải. Phương trình tương đương với \[{{3}^{x}}-2{{x}^{2}}-1=0.\]
Xét hàm số $y={{3}^{x}}-2{{x}^{2}}-1$ ta có ${y}'={{3}^{x}}\ln 3-4x;{y}''={{3}^{x}}{{\ln }^{2}}3-4.$ Do đó ${y}''=0$ có một nghiệm nên ${y}'=0$ có tối đa 2 nghiệm và do đó $y=0$ có tối đa ba nghiệm.
Nhận thấy $x=0;x=1;x=2$ thoả mãn nên phương trình chỉ có ba nghiệm $x=0;x=1;x=2.$
Ví dụ 11: Giải phương trình ${{\log }_{2}}\left( \frac{1}{\sin x} \right)={{\log }_{\frac{\sqrt{3}}{2}}}(\cos x).$
Giải. Phương trình tương đương với:
$\begin{gathered} {\log _2}\left( {\frac{1}{{\sin x}}} \right) = {\log _{\frac{{\sqrt 3 }}{2}}}(\cos x) = t \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered} \frac{1}{{\sin x}} = {2^t} \hfill \\ \cos x = {\left( {\frac{{\sqrt 3 }}{2}} \right)^t} \hfill \\ \end{gathered} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered} \sin x = \frac{1}{{{2^t}}} \hfill \\ \cos x = {\left( {\frac{{\sqrt 3 }}{2}} \right)^t} \hfill \\ \end{gathered} \right. \hfill \\ \Rightarrow \frac{1}{{{4^t}}} + {\left( {\frac{3}{4}} \right)^t} = 1 \Leftrightarrow t = 1 \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered} \sin x = \frac{1}{2} \hfill \\ \cos x = \frac{{\sqrt 3 }}{2} \hfill \\ \end{gathered} \right. \Leftrightarrow x = \frac{\pi }{6} + k2\pi . \hfill \\ \end{gathered} $
Bài tập dành cho bạn đọc tự luyện:
Bốn khoá học X trong gói COMBO X 2019 có nội dung hoàn toàn khác nhau và có mục đich bổ trợ cho nhau giúp thí sinh tối đa hoá điểm số.
Quý thầy cô giáo, quý phụ huynh và các em học sinh có thể mua Combo gồm cả 4 khoá học cùng lúc hoặc nhấn vào từng khoá học để mua lẻ từng khoá phù hợp với năng lực và nhu cầu bản thân.
Quý thầy, cô hoặc bạn đọc muốn đóng góp tài liệu cho VTED.vn, vui lòng gửi về: