Đề thi khá hay các em dùng để luyện tập rất tốt. Nội dung đề gồm: Hàm số và đồ thị hàm số, Mũ và Logarit, Thể tích khối đa diện, Khối tròn xoay: Nón, trụ, cầu của chương trình Toán 12 và Quan hệ vuông góc, Tổ hợp – xác suất của chương trình Toán 11.
Một số câu hỏi có trong đề thi này:
Xem trực tiếp và tải đề thi về (Bản đẹp của đề thi sẽ được Vted cập nhật trong thời gian sớm nhất)
Giải. Gọi $E=AM\cap {A}'B;F=AN\cap {A}'C.$ Ta có mặt phẳng $\left( AMN \right)$ và $\left( {A}'BC \right)$ chia khối lăng trụ đã cho thành bốn khối đa diện là ${A}'AEF,ABCEF,BMNCEF,{A}'{B}'{C}'MEFN.$Theo Thales có $\dfrac{EM}{EA}=\dfrac{EB}{E{A}'}=\dfrac{BM}{A{A}'}=\dfrac{1}{2};\dfrac{FN}{FA}=\dfrac{FC}{F{A}'}=\dfrac{CN}{A{A}'}=\dfrac{1}{2}$
Do đó ${{V}_{{A}'AEF}}=\dfrac{{A}'E}{{A}'B}.\dfrac{{A}'F}{{A}'C}{{V}_{{A}'ABC}}=\dfrac{2}{3}.\dfrac{2}{3}.\dfrac{1}{3}V=4$ và ${{V}_{ABCMN}}=\dfrac{1}{3}\left( \dfrac{BM}{B{B}'}+\dfrac{CN}{C{C}'} \right)V=\dfrac{1}{3}V=9$
$\Rightarrow {{V}_{{A}'{B}'{C}'MEFN}}=V-\left( {{V}_{ABCMN}}+{{V}_{{A}'AEF}} \right)=27-\left( 9+4 \right)=14.$
Chọn đáp án C.
*Các em xem lại Bài giảng Công thức tỷ số thể tích (Simson) và Công thức tính nhanh tỷ số thể tích khoá PRO X.
Giải. Ta có $\mathbf{ycbt}\Leftrightarrow {y}'=3{{x}^{2}}{f}'\left( {{x}^{3}} \right)-4mx\left( {{x}^{2}}+1 \right)\le 0,\forall x\in \left[ 0;1 \right]$
$\Leftrightarrow x\left[ 3x{f}'\left( {{x}^{3}} \right)-4m\left( {{x}^{2}}+1 \right) \right]\le 0,\forall x\in \left[ 0;1 \right]\Leftrightarrow 3x{f}'\left( {{x}^{3}} \right)-4m\left( {{x}^{2}}+1 \right)\le 0,\forall x\in \left[ 0;1 \right]$
$\Leftrightarrow m\ge g\left( x \right)=\dfrac{3x{f}'\left( {{x}^{3}} \right)}{4\left( {{x}^{2}}+1 \right)},\forall x\in \left[ 0;1 \right]\Leftrightarrow m\ge \underset{\left[ 0;1 \right]}{\mathop{\max }}\,g\left( x \right)$
Quan sát đồ thị đạo hàm ta có $\underset{\left[ 0;1 \right]}{\mathop{\max }}\,{f}'\left( {{x}^{3}} \right)=\underset{\left[ 0;1 \right]}{\mathop{\max }}\,{f}'\left( t \right)={f}'\left( 1 \right)=4,\left( t={{x}^{3}}\in \left[ 0;1 \right],\forall x\in \left[ 0;1 \right] \right)$
Và xét $h\left( x \right)=\dfrac{3x}{4\left( {{x}^{2}}+1 \right)}\Rightarrow \underset{\left[ 0;1 \right]}{\mathop{\max }}\,h\left( x \right)=h\left( 1 \right)=\dfrac{3}{8}\Rightarrow \underset{\left[ 0;1 \right]}{\mathop{\max }}\,g\left( x \right)=g\left( 1 \right)=\dfrac{3}{8}.4=\dfrac{3}{2}.$
Vậy $m\ge \dfrac{3}{2}\Rightarrow m\in \left\{ 2,...,23 \right\}.$ Chọn đáp án D.
*Bước cuối ta có thể làm như sau:
Ta có ${f}'\left( x \right)=a{{x}^{3}}+b{{x}^{2}}+cx+d=ax{{\left( x-3 \right)}^{2}};{f}'\left( 1 \right)=4\Rightarrow a.1.{{\left( 1-3 \right)}^{2}}=4\Leftrightarrow a=1$
$\Rightarrow {f}'\left( x \right)=x{{\left( x-3 \right)}^{2}}\Rightarrow {f}'\left( {{x}^{3}} \right)={{x}^{3}}{{\left( {{x}^{3}}-3 \right)}^{2}}\Rightarrow g\left( x \right)=\dfrac{3{{x}^{4}}{{\left( {{x}^{3}}-3 \right)}^{2}}}{4\left( {{x}^{2}}+1 \right)}\Rightarrow \underset{\left[ 0;1 \right]}{\mathop{\max }}\,g\left( x \right)=g\left( 1 \right)=\dfrac{3}{2}.$ Ta có cùng kết quả.
*Các em xem lại Bài giảng Biện luận đơn điệu của hàm số hợp và tổng.
Giải. Ta có ${{3}^{x}}={{15}^{y}}={{25}^{z}}\Leftrightarrow {{3}^{x}}={{5}^{2z}}={{\left( 3.5 \right)}^{y}}\Rightarrow \dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{2z}=\dfrac{1}{y}$
$\Rightarrow P=\dfrac{2x-2y+xyz}{xy}=\dfrac{2}{y}-\dfrac{2}{x}+z=\dfrac{1}{z}+z\ge 2\sqrt{\dfrac{1}{z}.z}=2.$
Dấu bằng xảy ra khi $\dfrac{1}{z}=z\Rightarrow z=1\Rightarrow {{3}^{x}}={{15}^{y}}=25\Leftrightarrow x={{\log }_{3}}25;y={{\log }_{15}}25.$
Chọn đáp án D.
*Các em xem lại Bài giảng GTLN- GTNN của Mũ và logarit khi các mũ bằng nhau khoá VDC XMAX.
Cách 2: Nếu các em chưa biết đến biến đổi nhanh như lời giải trên thì tư duy theo phương pháp đặt ẩn thầy đã chỉ ở khoá PRO X như sau:
Ta có ${{3}^{x}}={{15}^{y}}={{25}^{z}}=t\Leftrightarrow x={{\log }_{3}}t;y={{\log }_{15}}t;z={{\log }_{25}}t$ với $t>1$ do $x,y,z>0.$
Khi đó $P=\dfrac{2x-2y+xyz}{xy}=\dfrac{2}{y}-\dfrac{2}{x}+z=\dfrac{2}{{{\log }_{15}}t}-\dfrac{2}{{{\log }_{3}}t}+{{\log }_{25}}t$
$=2{{\log }_{t}}15-2{{\log }_{t}}3+{{\log }_{25}}t={{\log }_{25}}t+{{\log }_{t}}\dfrac{{{15}^{2}}}{{{3}^{2}}}$
$={{\log }_{25}}t+{{\log }_{t}}25\ge 2\sqrt{{{\log }_{25}}t.{{\log }_{t}}25}=2.$ Ta có cùng kết quả.
Giải. Vì phương trình $f\left( x \right)=0$ có ba nghiệm dương phân biệt nên $f\left( x \right)$ có hai điểm cực trị dương $\Rightarrow u\left( x \right)=f\left( \left| x \right| \right)$ có $2.2+1=5$ điểm cực trị.
Cũng vì phương trình $f\left( x \right)=0$ có ba nghiệm dương phân biệt nên $u\left( x \right)=f\left( \left| x \right| \right)$ có 6 nghiệm phân biệt tương ứng với 6 lần đổi dấu.
Do đó hàm số $y=\left| f\left( \left| x \right| \right) \right|=\left| u\left( x \right) \right|$ có tất cả $5+6=11$ điểm cực trị.
Chọn đáp án D.
*Các em xem lại Bài giảng Số điểm cực trị của hàm số có chứa dấu giá trị tuyệt đối khoá VDC XMAX.
Quý thầy, cô hoặc bạn đọc muốn đóng góp tài liệu cho VTED.vn, vui lòng gửi về: