Đề thi được chúng tôi đánh giá khá hay dù chương số phức cho có trong đề theo cấu trúc của bộ thì số phức gồm 4 câu hỏi, Duy chỉ câu 50 của mã đề thi này hỏi số nghiệm của một phương trình chứa căn thức là không phù hợp với đề thi năm nay.
Đề và đáp án chi tiết Vted.vn sẽ cập nhật ở bài viết này. Bạn đọc có thể xem thêm các đề thi khác kèm lời giải chi tiết một số câu trong các đề trường THPT Chuyên
XEM TRỰC TUYẾN
XEM BẢN ĐỀ THI DẠNG ẢNH
LỜI GIẢI CHI TIẾT
A. $800.$ |
B. $630.$ |
C. $570.$ |
D. $600.$ |
Lời giải: Chú ý kiến thức về cấp số cộng: ${{u}_{n}}={{u}_{1}}+(n-1)d;{{S}_{n}}={{u}_{1}}+{{u}_{2}}+...+{{u}_{n}}=\frac{n}{2}\left[ 2{{u}_{1}}+(n-1)d \right].$
Vậy với ${{u}_{3}}+{{u}_{13}}=80\Leftrightarrow ({{u}_{1}}+2d)+({{u}_{1}}+12d)=80\Leftrightarrow 2{{u}_{1}}+14d=80.$
Do đó ${{u}_{1}}+{{u}_{2}}+...+{{u}_{15}}=\frac{15}{2}\left[ 2{{u}_{1}}+14d \right]=\frac{15}{2}.80=600.$
Chọn đáp án D.
A. $\left( \frac{4\pi }{3}-\frac{\sqrt{3}}{2} \right){{R}^{2}}.$ |
B. $\left( \frac{2\pi }{3}+\frac{\sqrt{3}}{4} \right){{R}^{2}}.$ |
C. $\left( \frac{4\pi }{3}+\frac{\sqrt{3}}{2} \right){{R}^{2}}.$ |
D. $\left( \frac{2\pi }{3}-\frac{\sqrt{3}}{4} \right){{R}^{2}}.$ |
Lời giải: Mặt phẳng $(P)$ cắt $O{O}'$ tại điểm $I$ và gọi $M$ là trung điểm $AB.$ Theo giả thiết có $\widehat{OMI}={{60}^{0}}$ và $OM=\sqrt{{{R}^{2}}-{{\left( \frac{AB}{2} \right)}^{2}}}=\sqrt{{{R}^{2}}-{{\left( \frac{\sqrt{3}R}{2} \right)}^{2}}}=\frac{R}{2}\Rightarrow OI=OM\tan {{60}^{0}}=\frac{\sqrt{3}R}{2}.$
Do đó ${O}'I=4R-\frac{R\sqrt{3}}{2}>R\sqrt{3}\Rightarrow (P)$ không cắt đường tròn đáy còn lại.
Do đó hình chiếu của thiết diện trên đáy là phần hình phẳng nằm giữa dây cung AB cung lớn AB của đường tròn (O;R) và có
${{S}_{hc}}={{S}_{\overset\frown{OAB}}}+{{S}_{OAB}}=\frac{240}{360}.\pi {{R}^{2}}+\frac{1}{2}.R.R.\sin {{120}^{0}}=\frac{2}{3}\pi {{R}^{2}}+\frac{\sqrt{3}}{4}{{R}^{2}}.$
Và diện tích thiết diện ${{S}_{td}}=\frac{{{S}_{hc}}}{\cos {{60}^{0}}}=2\left( \frac{2\pi }{3}{{R}^{2}}+\frac{\sqrt{3}}{4}{{R}^{2}} \right)=\left( \frac{4\pi }{3}+\frac{\sqrt{3}}{2} \right){{R}^{2}}.$
Chọn đáp án C.
A. $10.$ |
B. $-6.$ |
C. $6.$ |
D. $-10.$ |
Đổi biến:
Do đó $I=-\int\limits_{-4}^{0}{f(x)dx}=-\left[ \int\limits_{-4}^{-2}{f(x)dx}+\int\limits_{-2}^{0}{f(x)dx} \right]=-(8-2)=-6.$
Chọn đáp án B.
A. $252.$ |
B. $582.$ |
C. $1902.$ |
D. $7752.$ |
Lời giải: Có ${{(1+x+{{x}^{2}}+{{x}^{3}})}^{10}}={{(1+x)}^{10}}{{(1+{{x}^{2}})}^{10}}=\sum\limits_{m=0}^{10}{C_{10}^{m}{{x}^{m}}}\sum\limits_{n=0}^{10}{C_{10}^{n}{{x}^{2n}}}=\sum\limits_{m=0}^{10}{\sum\limits_{n=0}^{10}{C_{10}^{m}C_{10}^{n}{{x}^{m+2n}}}}.$
Cần tìm $m+2n=5,0\le m\le 10,0\le n\le 10\Rightarrow (m;n)=(1;2);(3;1);(5;0).$
Vậy hệ số cần tìm bằng $C_{10}^{1}C_{10}^{2}+C_{10}^{3}C_{10}^{1}+C_{10}^{5}C_{10}^{0}=1902.$
Chọn đáp án C.
A. $4.$ |
B. $2.$ |
C. $3.$ |
D. $1.$ |
A. $8\sqrt{3}.$ |
B. $9.$ |
C. $8.$ |
D. $\sqrt{15}.$ |
Lời giải: Giả sử $(P)$ tiếp xúc với $({{S}_{1}}),({{S}_{2}})$ lần lượt tại $A,B$ và gọi $K=IJ\cap (P).$
Ta có $\frac{KI}{KJ}=\frac{IA}{JB}=\frac{4}{2}\Rightarrow \overrightarrow{KI}=2\overrightarrow{KJ}\Rightarrow K(2;1;9).$
Do đó mặt phẳng (P) qua điểm K có phương trình: $(P):a(x-2)+b(y-1)+c(z-9)=0({{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}}>0).$
Mặt khác $d(J,(P))=2\Leftrightarrow \frac{\left| 4c \right|}{\sqrt{{{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}}}}=2\Leftrightarrow \sqrt{{{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}}}=2\left| c \right|\Leftrightarrow {{\left( \frac{a}{c} \right)}^{2}}+{{\left( \frac{b}{c} \right)}^{2}}=3.$
Khi đó $d(O,(P))=\frac{\left| 2a+b+9c \right|}{\sqrt{{{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}}}}=\left| \frac{2a+b+9c}{2c} \right|=\left| \frac{a}{c}+\frac{b}{2c}+\frac{9}{2} \right|.$
Sử dụng bất đẳng thức Cauchy – Schwraz có
$\left| \frac{a}{c}+\frac{b}{2c} \right|\le \sqrt{\left( 1+\frac{1}{4} \right)\left( {{\left( \frac{a}{c} \right)}^{2}}+{{\left( \frac{b}{c} \right)}^{2}} \right)}=\frac{\sqrt{15}}{2}\Rightarrow -\frac{\sqrt{15}}{2}\le \frac{a}{c}+\frac{b}{2c}\le \frac{\sqrt{15}}{2}.$
Do đó $d(O,(P))=\left| \frac{a}{c}+\frac{b}{2c}+\frac{9}{2} \right|\in \left[ \frac{9-\sqrt{15}}{2};\frac{9+\sqrt{15}}{2} \right]\Rightarrow M+m=9.$
Chọn đáp án B.
Cách 2: Hình học
A. $151200.$ |
B. $846000.$ |
C. $786200.$ |
D. $907200.$ |
Lời giải: Ta xét một hàng gồm 8 ô được đánh số từ 1 đến 8 như hình vẽ bên:
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Ba chữ số 0 chỉ được xếp vào các ô từ 2 đến 8. Và do không có hai chữ số 0 nào đứng cạnh nhau nên các vị trí có thể xếp ba số 0 này vào là $(2;4;6);(2;4;7);(2;4;8);(2;5;7);(2;5;8),(2;6;8);(3;5;7);(3;5;8);(3;6;8);(4;6;8).$
Vậy có 10 cách để xếp ba chữ số 0 vào các vị trí trên.
Sau khi xếp 3 chữ số 0, còn 5 ôn còn lại có $A_{9}^{5}$ cách để xếp 3 trong 9 chữ số từ 1 đến 9 vào.
Vậy có tất cả $10A_{9}^{5}=151200$ số.
Chọn đáp án A.
A. $2019.$ |
B. $2018.$ |
C. $2017.$ |
D. $2020.$ |
Lời giải: Có ${{\log }_{6}}\left( 2018x+m \right)={{\log }_{4}}\left( 1009x \right)=t\Leftrightarrow \left\{ \begin{align}& 1009x={{4}^{t}} \\& 2018x+m={{6}^{t}} \\\end{align} \right.\Rightarrow m+{{2.4}^{t}}={{6}^{t}}.$
Vậy có $m=f(t)={{6}^{t}}-{{2.4}^{t}}\ge \underset{\mathbb{R}}{\mathop{\min }}\,f(t)=f\left( {{\log }_{\frac{3}{2}}}\left( \frac{2\ln 4}{\ln 6} \right) \right)\approx -2,0136.$
Vậy $m\in \left\{ -2,-1,...,2017 \right\}$ có tất cả 2020 số nguyên thoả mãn.
Chọn đáp án D.
A. $h=R\sqrt{2}.$ |
B. $h=\frac{R\sqrt{2}}{2}.$ |
C. $h=\frac{R\sqrt{3}}{3}.$ |
D. $h=\frac{2R\sqrt{3}}{3}.$ |
Lời giải: Có ${{r}^{2}}+{{\left( \frac{h}{2} \right)}^{2}}={{R}^{2}}\Rightarrow {{r}^{2}}={{R}^{2}}-\frac{{{h}^{2}}}{4}\Rightarrow V=\pi {{r}^{2}}h=f(h)=\pi \left( {{R}^{2}}-\frac{{{h}^{2}}}{4} \right)h\le f\left( \frac{2\sqrt{3}R}{3} \right)=\frac{4\sqrt{3}\pi {{R}^{3}}}{9}.$
*Các em nên CALC từng đáp án với $R=1,h=\sqrt{2},h=\frac{\sqrt{2}}{2},h=\frac{\sqrt{3}}{2},h=\frac{2\sqrt{3}}{3}.$ Chọn đáp án có kết quả lớn nhất.
A. ${{2}^{2019}}.$ |
B. $+\infty .$ |
C. $2.$ |
D. ${{2}^{2018}}.$ |
Lời giải: Có $\underset{x\to {{2}^{2018}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{{{x}^{2}}-{{4}^{2018}}}{x-{{2}^{2018}}}=\underset{x\to {{2}^{2018}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{\left( x-{{2}^{2018}} \right)\left( x+{{2}^{2018}} \right)}{x-{{2}^{2018}}}=\underset{x\to {{2}^{2018}}}{\mathop{\lim }}\,\left( x+{{2}^{2018}} \right)={{2}^{2018}}+{{2}^{2018}}={{2}^{2019}}.$
Chọn đáp án A.
A. $\frac{40}{9}\left( {{10}^{2018}}-1 \right)+2018.$C. $\frac{4}{9}\left( \frac{{{10}^{2019}}-10}{9}+2018 \right).$ |
B. $\frac{4}{9}\left( {{10}^{2018}}-1 \right).$D. $\frac{4}{9}\left( \frac{{{10}^{2019}}-10}{9}-2018 \right).$ |
Lời giải: Có $\frac{S}{4}=1+11+111+...+11...1\Rightarrow \frac{9S}{4}=9+99+999+...+99...9$ và
\[\frac{9S}{4}=({{10}^{1}}-1)+({{10}^{2}}-1)+({{10}^{3}}-1)+...+({{10}^{2018}}-1)=10.\frac{{{10}^{2018}}-1}{10-1}-2018.\]
Do đó \[S=\frac{4}{9}\left( \frac{{{10}^{2019}}-10}{9}-2018 \right).\]
Chọn đáp án D.
A. $(2;3).$ |
B. $(-2;-1).$ |
C. $(0;1).$ |
D. $(-1;0).$ . |
Lời giải:
Xem thêm bài giảng và đề thi Tính đơn điệu của hàm số tổng và hàm số hợp tại khoá PRO XMAX Vận dụng cao 2018 Môn Toán tại Vted.vn
Đăng kí khoá học tại đây: https://vted.vn/khoa-hoc/xem/khoa-pro-xmax-chinh-phuc-nhom-cau-hoi-van-dung-cao-2018-mon-toan-kh266161831.html
A. $\frac{3}{2}.$ |
B. $\frac{2}{3}.$ |
C. $1.$ |
D. $\frac{\sqrt{5}}{2}.$ |
Lời giải: Câu này ta gắn toạ độ cho nhanh, với độ dài các cạnh bằng 2 có
Gọi $O(0;0;0)$ là trung điểm cạnh $BC$ và $B(1;0;0),C(-1;0;0),A(0;\sqrt{3};0),{A}'(0;\sqrt{3};2),{C}'(-1;0;2).$
Khi đó ${A}'C:\left\{ \begin{align}& x=-1-t \\& y=-\sqrt{3}t \\& z=-2t \\\end{align} \right.\Rightarrow M(-1-a;-\sqrt{3}a;-2a)$ và $B{C}':\left\{ \begin{align}& x=1-t \\& y=0 \\& z=t \\\end{align}\right.\Rightarrow N(1-b;0;b).$
Ta có \[\left\{ \begin{align}& MN\bot {A}'C \\& MN\bot B{C}' \\\end{align} \right.\Leftrightarrow \left\{\begin{align}& a-b+2+3a+2(2a+b)=0, \\& a-b+2-(2a+b)=0 \\\end{align} \right.\Leftrightarrow a=-\frac{2}{5},b=\frac{6}{5}\Rightarrow N\left( -\frac{1}{5};0;\frac{6}{5} \right).\]
Do đó \[\frac{NB}{N{C}'}=\frac{\sqrt{{{\left( \frac{6}{5} \right)}^{2}}+{{\left( \frac{6}{5} \right)}^{2}}}}{\sqrt{{{\left( \frac{4}{5} \right)}^{2}}+{{\left( \frac{4}{5} \right)}^{2}}}}=\frac{3}{2}.\]
Chọn đáp án A.
A. $M(3;-4;0).$ |
B. $M\left( \frac{3}{2};\frac{1}{2};0 \right).$ |
C. $M(0;0;5).$ |
D. $M\left( \frac{1}{2};-\frac{3}{2};0 \right).$ |
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Khoá học cung cấp một số bài giảng vận dụng cao môn Toán thi THPT Quốc Gia 2018 kèm hệ thống bài tập vận dụng cao từ 9,0 điểm đến 10,0 điểm giúp các em hoàn thiện mục tiêu đạt điểm 10 môn Toán cho kì thi THPT Quốc gia 2018.
Câu 44. Người ta cần cắt một tấm tôn có hình dạng là một elíp với độ dài trục lớn bằng $2a,$ độ dài trục bé bằng $2b\,\left( a>b>0 \right)$ để được một tấm tôn có dạng hình chữ nhật nội tiếp elíp. Người ta gò tấm tôn hình chữ nhật thu được thành một hình trụ không có đáy như hình bên. Tính thể tích lớn nhất có thể được của khối trụ thu được.
A. $\dfrac{2{{a}^{2}}b}{3\sqrt{3}\pi }$
B. $\dfrac{2{{a}^{2}}b}{3\sqrt{2}\pi }$
C. $\dfrac{4{{a}^{2}}b}{3\sqrt{2}\pi }$
D. $\dfrac{4{{a}^{2}}b}{3\sqrt{3}\pi }$
A. $S=20\pi +30\sqrt{3}.$ |
B. $S=20\pi +25\sqrt{3}.$ |
C. $S=12\pi +18\sqrt{3}.$ |
D. $S=20\pi .$ |
A. $234.$ |
B. $243.$ |
C. $132.$ |
D. $432.$ |
Số cần tìm là $N=\overline{{{a}_{1}}{{a}_{2}}...{{a}_{4}}}.$
+) Nếu ${{a}_{1}}+{{a}_{2}}+{{a}_{4}}=3k\Rightarrow {{a}_{3}}\in \left\{ 3;6;9 \right\}$ có 3 cách chọn.
+) Nếu ${{a}_{1}}+{{a}_{2}}+{{a}_{4}}=3k+1\Rightarrow {{a}_{3}}\in \left\{ 2;5;8 \right\}$ có 3 cách chọn.
+) Nếu ${{a}_{1}}+{{a}_{2}}+{{a}_{4}}=3k+2\Rightarrow {{a}_{3}}\in \left\{ 1;4;7 \right\}$ có 3 cách chọn.
Vậy trong mọi trường hợp thì ${{a}_{3}}$ có 3 cách chọn.
Vậy có tất cả ${{1.9}^{2}}.3=243$ số thoả mãn.
Chọn đáp án B.